kinh nghiệm câu cá suối

Kinh Nghiệm Câu Cá Suối Cách Nhận Biết Cá Dựa Vào Tăm Cá

4.7/5 - (9 bình chọn)

Xưa nay chúng ta đều nghe đến đi câu sông, câu biển là nhiều nhất. Đi câu suối vẫn có nhưng ít hơn. Địa hình khi đi câu ở suối khó khăn hơn nhiều so với những nơi khác. Một vài kinh nghiệm câu cá ở suối mà vua câu cá cung cấp cho các bạn.

Những hiểu biết cơ bản về địa hình ở sông suối

Tốc độ dòng nước chảy ở suối chứng tỏ cho ta biết loại cá nào sinh sống ở đó, tùy thuộc vào độ dốc của đáy sông, hình dáng lòng sông cũng như lưu lượng nước của nó.


Độ dốc ở suối càng cao thì chứng tỏ nước ở đó càng mạnh, đổ từ trên cao xuống. Chỉ có ở ở gần nguồn, dòng nước mới chảy chậm hơn do nước lan ra có trầm tích tụ lại và làm dòng nước bằng phẳng.

Cùng một dòng nước, tốc độ chảy có thể tăng thêm do tiếp thêm một lượng nước từ nhánh khác đổ về hay khi đi qua nơi có lòng sông hẹp vì cùng lưu lượng nước đó nó phải lướt xuyên qua lối hẹp này.

Thói quen của cá sống ở suối

Cá sống ở suối có thói quen thích ứng khác nhau ở dòng nước chảy mạnh và dòng nước chảy chậm yếu. Ở dòng nước chảy mạnh, cá táp mồi nhanh hơn, hễ thấy con mồi là chúng táp ngay không cần xem kỹ. Vì ở dòng nước chảy mạnh con mồi rất dễ bị trôi đi nhanh. Vì thế, nếu muốn câu có cá nhanh thì nên câu ở những nơi có dòng suối chảy mạnh.

Vả lại, ở những nơi suối có dòng chảy mạnh nhìn thấy cá cũng dễ hơn, cá thường hay trú ngay chỗ nước có vật cản như đá vì ở nơi đó tránh được nước chảy xiết.

Nơi mà luồng nước bị chận không chỉ là nơi ẩn trú tốt nhất cho cá ở suối mà còn là nơi bảo vệ tốt cho chúng nên chúng hay ở những nơi có hốc, bọng chỗ nước yếu hay phía sau tảng đá dưới vùng nước xoáy.


Mồi cho cá câu ở suối chỉ cần giun là đủ. Ngoài ra còn có thể dùng mồi câu là tôm nhỏ hoặc tép đều được vì bọn cá khá háo ăn. Suối có nhiều khe, hóc, hang… nên cần dùng những loại cần câu cứng để kéo thẳng chúng lên bờ.

Với các loài cá như cá chạch suối thì nên chọn những nơi có khe đá, nước chảy thì mới có và độ sâu chỉ tầm 0.5m-2m là vừa. Tập tính của loài cá này là không sống theo bầy đàn cho nên cứ tầm 2-3 con thì nên kéo đến chỗ khác câu.

Kinh nghiệm đi câu cá ở suối thường là vào lúc tờ mờ sáng hoặc chập tối. Thời điểm này cá dễ ăn mồi, không gian yên tĩnh.

Hướng dẫn nhận biết cá dựa vào tăm cá

Có bao giờ bạn nghĩ mình sẽ câu được cá gì dưới làn trước trong xanh kia không? Đôi khi bạn sẽ thấy những đám bọt khí nổi lên liên tục từng cụm từng cụm, lúc đó bạn nghĩ gì? Có bao giờ nghĩ đó là dấu hiệu của một con cá lớn không?

Những đám bọt khí nổi lên như vậy thường xuất phát từ những con cá lớn, người ta gọi nó là tăm cá. Chúng ta có thể dựa vào tăm cá để nhận biết loại cá đang di chuyển bên dưới là loại cá gì. Ở bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin chi tiết về các loại tăm cá này, hỗ trợ tốt hơn cho mỗi chuyến câu cá của các bạn.

Cách nhận biết tăm cá như sau

1. Tăm cá chép, cá diếc: Các loại cá chép có tăm tròn, nhỏ, đều đều nhau, nổi lên đều đều theo từng vệt, tạo thành một vệt dài dưới nước với mỗi đám tăm khoảng vài chục cái.

Nếu đang câu mà không thấy tăm nữa, tức là cá chép chuẩn bị ăn mồi, tuy nhiên, nếu có tín hiệu phao thì cứ từ từ đã, vì cá chép không tấn công mạnh mẽ con mồi mà ăn từ từ, đợi cá ăn sâu rồi hẵng giật cần. Cá diếc thì cũng có tăm giống cá chép, tuy nhiên số lượng tăm trong từng đám tăm không cao và dày như đám tăm chép.

2. Tăm cá trê, lươn, cá tra: Tăm các loại cá này cũng giống như tăm cá chép, tuy nhiên các tăm của nó nhỏ hơn nhiều, và lại nổi lên rất nhanh, đùn theo từng mảng bùn, rất lâu tan khi đã lên mặt nước.
Loài cá trên ăn mồi rất nhanh, vì thế cần thủ không cần nóng vội giật cần câu vì dễ bị vuột mất.

3. Tăm cá trôi, cá trắm trắng: Hai loại này có tăm tạo thành từng cụm như bông hoa ngũ sắc, hơi thưa, có tăm tròn, to và không đều. Tăm của cá trôi và trắm chạy dài dưới nước, mỗi đám tăm khoảng hơn chục cái.

Loại cá trôi, cá trắm trắng khi ăn mồi thì rất nhanh, đớp ngay luôn, chính vì thế, khi thấy dấu hiệu của cá này, thì cần thủ phải cần sẵn cần, thấy dấu hiệu của phao là đóng ngay, vì nếu để chậm là vuột cá.

4. Tăm cá trắm đen: Loại tăm của cá trắm đen này, tăm đùn thành từng đám, tròn và to như các hạt lạc, khá đều nhau. Nếu cá này khi tăm đùn lên mặt nước mà vỡ, nổ ngay thì tức là cá trắm đen đang rất đói và đang lùng sục mồi.

5. Tăm cá rô phi: Lên từng cái từng cái một, không lên theo đám như các loại cá khác. Tăm cá to bằng khoảng ngón tay trỏ, rất tròn, tuy nhiên, tăm cá rô phi sẽ còn tùy vào con cá rô phi là to hay nhỏ.

Cá rô phi ăn giống cá trôi với cá trắm, chúng táp mồi rất nhanh, và cá rô phi cũng rất khôn, vì thế, nếu có tín hiệu phao thì phải đóng cần ngay, không là cá rô phi thoát mất.

Trên đây là một số cách nhận biết tăm các loài cá, hy vọng sẽ giúp sức được các cần thủ trong quá trình câu cá của mình. Chúc các cần thủ câu được nhiều cá.

kinh nghiệm câu cá theo mua
Mẹo Chọn Thời Gian Câu Cá Theo Mùa Chuấn Xác Tới Bất Ngờ
19 Tháng Mười Một, 2020
khử mùi tanh của cá
Mẹo Hay Khử Mùi Tanh Của Cá Cho Anh Em Câu Hiệu Quả
16 Tháng Mười Hai, 2020
Người Bắt Đầu Câu Cá
Những Kiến Thức Cơ Bản Hay Nhất Cho Người Bắt Đầu Câu Cá
12 Tháng Mười Một, 2020

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *