cá vược

Cùng Tìm Hiểu Tập Tính Sinh Sống Quáy Dị Của Cá Vược

4.7/5 - (11 bình chọn)

Cá chẽm còn được gọi là cá vược, chúng có thân hình thon dài và dẹp 2 bên. Có chẽm có đầu nhọn, nhìn bên sẽ thấy đầu hơi lõm xuống ở giữa và lồi lên ở lưng. Miệng cá chẽm khá rộng và so le.

Đây là loài cá dữ, chúng ăn rất mạnh. Cá chém bắt mồi rất dữ và có thể bắt con mồi có kích thước bằng cơ thể của chúng. Cùng tìm hiểu về loài cá vược này nhé.

Đặc Điểm Của Cá Vược

Đặc Điểm Của Cá Vược

Đặc trưng chung cho các loài cá vược sinh sống được cả ở nước ngọt và nước lợ, những con Cá vược có cơ thể dài, miệng rộng, không cân, hàm trên kéo tới tận sau mắt.

Đầu nhọn, nhìn bên lõm phía lưng hình dạng lưng lõm, và lồi ở phía trước vây lưng. Vẩy dạng lược rộng. Chiều dài tối đa: 200 cm, cân nặng 60 kg.

Nhiều loài cá vược có kích thước khổng lồ. Cá vược cỡ lớn có con đến 50 kg hoặc 70 kg, chẳng hạn như có cá vược nặng tới 112 kg, chiều dài hơn 1,8m tại Uganda. 

Kỉ lục hiện hành thuộc về con cá vược nặng 103,5 kg hay như có con cá vược nặng 6,5 kg trên sông Hương ở Việt Nam, có chiều dài hơn 75 cm, vòng bụng hơn 70 cm, cân nặng đúng 6,5 kg, đây là con đạt trọng lượng cao nhất từ trước đến nay.

Màu sắc cá có hai giai đoạn, giai đoạn giống cá thường có màu nâu Oliu ở phía trên với màu bạc ở hai bên lườn và bụng, khi cá sống trong môi trường nước biển, và màu nâu vàng trong môi trường nước ngọt.

Giai đoạn trưởng thành cá có màu xanh lục hay vàng nhạt ở phần trên và màu bạc phần đuôi. Cá vược là loài cá dữ, thức ăn ưa thích là các loại cá tạp, tôm, không ăn thực vật và các loài giáp xác khác nhau như cua, cáy.

Tập Tính Sinh Sống Của Cá Vược

Tập Tính Sinh Sống Của Cá Vược

Cá vược là loại cá khó tìm kiếm nhất, trong những cuộc truy tìm các loài cá nước ngọt của dân câu cá. Từ những dân câu nghiệp dư câu cá để giải trí đến các cần thủ chuyên nghiệp tham gia trong các cuộc thi câu cá quốc tế, ai ai cũng dành ra những khoảng thời gian ít ỏi, quý báu của mình để tìm hiểu các loài mồi câu sao cho bắt được cá.

Tìm hiểu tập tính ăn cơ bản của cá qua các thời kỳ sẽ giúp bạn dễ dàng dụ dỗ được bất cứ con cá vược nào và tóm gọn chúng trong tầm tay trong phút chốc.

Đặc biệt tập tính ăn của cá vược thay đổi theo mùa. Mùa xuân thì tập tính ăn của cá phức tạp hơn cả. Vì vậy chúng tôi muốn chia sẻ những tập tính của cá vược trong các mùa, đặc biệt nêu chi tiết nhất ở mùa xuân trong bài viết này.

Tập Tính Sinh Sống Của Cá Vược Vào Mùa Xuân

Tập Tính Sinh Sống Của Cá Vược Vào Mùa Xuân

Trong mùa xuân thì vòng đời của cá vược chia làm 3 giai đoạn đó là: Trước thời kỳ đẻ trứng, trong thời kỳ đẻ trứng, sau thời kỳ đẻ trứng. Mỗi giai đoạn đều có những loại thức ăn riêng biệt.

Khi nhiệt độ tăng cao, quá trình trao đổi chất mạnh mẽ hơn và nó cần ăn nhiều để tồn tại. Trong suốt mùa hè, các loài cá đều di chuyển đến các vùng vịnh nước nông và những bờ sông phía Bắc hoặc phía Tây để đón tia nắng mặt trời.

Những loài cá sống sót qua mùa đông lạnh giá thường là nguồn thức ăn hạn chế cho cá vược. Trong mùa hè, cá vượt thường không kén cá chọn canh, gặp mồi là nó ăn ngấu nghiến. Trong những trường hợp này thì mồi sống kích thước lớn sẽ hiệu quả hơn mồi giả kích thước sẵn có.

Giai đoạn 1: Trước thời kỳ đẻ trứng của cá vược

Cá vược thường chuẩn bị kỹ càng cho mùa sinh sản. Cá vược thường ăn no nê trước thời kỳ đẻ trứng bởi vì nó biết rằng trong suốt thời gian đẻ trứng 10-14 ngày chúng sẽ không ăn gì cả.

Khi nước ấm trên 10 °C, cá vược thay đổi khẩu phần ăn có chế độ dinh dưỡng protein cao. Những thức ăn này sẽ giúp cho quá trình phát triển trứng. Trong số các thực ăn giàu protein thì tôm đồng là nguồn khan hiếm được cá vược săn lùng trước thời kỳ đẻ trứng.

Vì vậy lựa chọn những con mồi giả có kích cỡ và màu sắc như những con tôm sẽ cực kỳ hiệu quả trong việc câu cá vược trong thời gian này.

Giai đoạn 2: Thời kỳ đẻ trứng của cá vược

Trong thời kỳ đẻ trứng, cá vược sẽ trở nên cẩn trọng hơn trong việc lựa chọn nguồn thức ăn. Những loài cá thái dương, cá tráp, tôm đồng, và thậm chí những chú rùa con có nguy cơ sẽ tấn công ổ của chúng.

Cá vược sẽ sẵn sàng tấn công những loài này không phải vì vấn đề thức ăn mà vì xem chúng như là mối đe dọa. Đầu tiên nó sẽ cố gắng và bơi xa để kẻ thù tránh xa ổ của chúng.

Nếu những kẻ xâm chiếm quay trở lại, cá vượt sẽ cắn chết nó. Các dân câu chuyên nghiệp hiểu đặc tính này của cá vược nên họ thường sử dụng những mồi giả có kích thước và hình dạng giống những “kẻ thù tấn công trứng cá” và cực kỳ hiệu quả.

Giai đoạn 3: Thời kỳ sau khi đẻ trứng của cá vược

Đây là giai đoạn cuối cùng. Trong thời kỳ này, con cái sẽ tách rời con đực để bảo vệ cá con của mình. Thời kỳ này cá vược tập trung ở những vùng nước sâu để nghỉ ngơi sau những ngày sinh sản.

Con đực sẽ bơi gần ổ bảo vệ những con cá con mới sinh. Vì vậy lựa chọn mồi giả nào là tùy thuộc vào đối tượng câu cá là vào cá đực hay cá cái. Cá đực bảo vệ cá con thường tập trung ven bờ thì bạn sử dụng những loài mồi trên mặt nước.

Cá con thường bơi ở phần nước nông và gần mặt nước và những con cá đực sẽ bơi ở dưới chúng, sẵn sàng tấn công bất cứ kẻ thù nào đe dọa tính mạng con nó.

Vì vậy lựa chọn mồi nổi và gây ra tiếng động làm sợ hãi cá con sẽ rất hiệu quả để câu những con vược đực vì mồi có hình dáng tựa như những kẻ thù của nó.

Cá vược cái thường di cư đến những vùng nước hơi sâu để nghỉ ngơi lấy lại sức sau thời gian đẻ trứng. Thời gian này chúng sẽ đói và mồi câu di chuyển chậm sẽ là thức ăn lựa chọn của chúng.

Khi nước ấm lên, cá trích trong hồ sẽ di cư đến các vùng nước nông để sinh sản. Ngược lại cá vược sẽ di cư đến các vùng nước sâu để sinh sản, như vậy chúng sẽ gặp nhau và cá trích trở thành nguồn thức ăn chính của cá vược cái.

Sau khi hoàn thành chu kỳ sinh sản, thì cá vược trở nên thèm ăn trở lại. Nước ấm là thời điểm các loài cá khác cũng bước vào chu kỳ sinh sản, cá vược tận dụng thời điểm này để tấn công dễ dàng những loài cá này làm thức ăn nuôi trứng.

Khi nhiệt độ trong nước lên đến khoảng 21 °C thì cá trích bắt đầu đẻ trứng, thời gian này thường kéo dài 2 hoặc 3 tuần sau khi cá vược đẻ trứng. Khi cá trích bơi theo mồi câu đến thuyền, đó là dấu hiệu rõ ràng nhất chứng tỏ cá trích đến thời kỳ đẻ trứng.

Dấu hiệu này chứng tỏ cá trích đang tìm kiếm bạn tình. Tại một góc hồ, bạn sẽ thấy những nhóm cá trích chạy theo đàn quanh những vật như: tảng đá, rau cỏ, các mảnh vụn.

Một khi đã bạn chú ý quan sát thời kỳ đẻ trứng của cá trích, bạn có thể chọn cho mình những mồi giả có kích thước, hình dạng và màu sắc như cá trích để dụ dỗ cá vươc một cách dễ dàng. Màu bạc hoặc màu trắng là sự lựa chọn hiệu quả nhất cho bạn.

Tập Tính Sinh Sống Của Cá Vược Vào Mùa Hạ

Tập Tính Sinh Sống Của Cá Vược Vào Mùa Hạ

Khi thời tiết chuyển sang giữa mùa hè, thì nguồn thức ăn cho cá vược hết sức dồi dào từ các con mồi là những con cá trích di cư hoặc những con cá tráp/ cá thái dương sống quanh năm ở những vùng nước cạn đến những con tôm đồng đầy rẫy trong hồ ở các độ sâu khác nhau.

Khi mùa hè đến thì nước trong hồ trở nên cực kỳ nóng, vì vậy cá vược sẽ tìm kiếm những vùng nước sâu hơn, nhiệt độ mát mẻ hơn.

Cá vược bơi ở các con kênh lạch, rìa bờ, dãy cỏ để tìm kiếm cá trích. Tìm hiểu cấu tạo và hình dạng của mồi có hình dạng cá trích sẽ giúp bạn tăng cơ hội câu được cá vược.

Tập Tính Sinh Sống Của Cá Vược Vào Mùa Thu

Tập Tính Sinh Sống Của Cá Vược Vào Mùa Thu

Mùa thu nước hồ mát mẻ, các loài sống trong hồ dường như có xu hướng di chuyển đến sau lưng các con kênh, lạch. Những cơn mưa mùa thu giúp làm sinh sôi nảy nở các sinh vật phù du sinh sống trong hồ.

Cá trích đang tìm kiếm thức ăn sẽ di cư đến vùng nước này. Và thế là hồ của bạn cá trích nhiều vô kể và các vược sẽ không bao giờ sợ đói.

Chúng lợi dụng cơ hội này để ăn dự trữ cho mùa đông. Thời điểm này sự lựa chọn mồi gần như không hạn chế.

Cá vược có thể ăn bất cứ vật gì giống hình dạng cá trích. Mồi Spinner Baits, CrankBaits, và mồi Top-water Baits mồi dùng trên mặt nước bạn có thể sử dụng khắp mặt nước và giật mạnh.

Khi nhiệt độ nước tiếp tục giảm xuống để chuyển sang mùa đông, nguồn thức ăn đều bị chết, vì vậy các loài sinh vật chết trở thành nguồn thức ăn chính cho các vược.

Hầu hết những con cá trích không thể sống sót nếu nhiệt độ nước dưới 4.4 °C, nên cá trích chết dễ dàng trở thành mồi cho những con cá vược.

Thời điểm này, sử dụng những mồi trôi chậm lơ lửng giống hình dạng của cá trích chết sẽ rất hiệu quả để cá vược tấn công.

Tập Tính Sinh Sống Của Cá Vược Vào Mùa Đông

Tập Tính Sinh Sống Của Cá Vược Vào Mùa Đông

Một khi mùa đông đến thì nguồn thức ăn cho cá vược trở nên hiếm hoi. Những loài cá vược vốn dĩ có máu lạnh sẽ điều chỉnh nhiệt độ thích nghi với nhiệt độ của môi trường xung quanh nó.

Sự trao đổi chất sẽ trở nên chậm và nó không cần phải ăn như thông thường, có nghĩa là vào mùa đông rất khó để câu được cá vược.

Nguồn thức ăn của nó chủ yếu có sẵn, là những sinh vật sống sót sau cái lạnh. Vì vậy bạn có thể lựa chọn mồi giống bất cứ loài vật nào trong hồ sao cho mồi lớn hơn và trôi chậm là tốt nhất.

Hiểu được tập tính ăn mồi của cá vược, các dân câu dễ dàng lựa chọn những mồi mà cá đang tìm kiếm. Chọn những mồi mà có kích thước và hình dạng giống với những con mồi cá đang tìm kiếm theo mùa khác nhau. Đó sẽ là những chìa khóa thành công để câu thành công cá vược.

cá Atstrakhan
Những Điều Thú Vị Về Loài Cá Astrakhan Của Nga Chưa Từng Tiết Lộ
13 Tháng mười hai, 2020
cá diếc
Cách Mà Cá Diếc Sinh Sống Khiến Mọi Người Bất Ngờ
20 Tháng mười hai, 2020
cá đuôi kéo
Kỹ Thuật Nuôi Và Chắm Sóc Cá Đuôi Kéo
22 Tháng mười hai, 2020

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *