khoen cần câu

Nhận Biết Khoen Cần Câu Giữa Các Loại Cần Khác Nhau

4.8/5 - (6 bình chọn)

Hiện nay các loại cần câu cá gồm rất nhiều loại khác nhau được sản xuất bởi cả những thương hiệu uy tín đến những thương hiệu nhỏ hơn chỉ có ở một số thị trường.

Hầu hết các cần câu cá đều sử dụng khoen, trừ loại cần câu tay. Khoen cần câu cũng có sự khác biệt, khác nhau giữa các cần câu, tùy vào giá thành và mục đích của cần câu.

Phần lớn các cần câu hiện nay được sản xuất sử dụng 2 kiểu khoen: Là khoen một chân và khoen 2 chân. Tuy nhiên vẫn có các loại khoen câu khác để phù hợp hơn với các mục đích câu khác, như: Khoen K – Tangle Free hay khoen Micro “KR Concept”.

Ở Bài Viết Này Chúng Ta Sẽ Tìm Hiểu Về 3 Loại Khoen.

Khoen một chân

Trong 2 loại khoen thường sử dụng là khoen một chân và khoen hai chân, thì khoen một chân cho cảm giác tốt hơn và nhẹ hơn. Loại khoen một chân thường được sử dụng vào các loại cần câu máy đứng.

Ban đầu, loại khoen này chỉ được sử dụng cho các loại cần câu có actuon từ Medium đến Light, sau đó, qua nhiều cải tiến, thì khoen cần câu một chân đã có thể sử dụng cho các cần câu đứng hạng nặng để có thể kéo các loại cá lớn.

Khoen hai chân

Mục đích chính của khoen hai chân khi được tạo ra là để cung cấp thêm sức mạnh khi kéo cá, tuy nhiên, loại khoen này cho cảm giác không tốt như khoen một chân.

Thường loại khoen hai chân này sẽ được sử dụng trong các cần câu casting hay các loại cần câu có sức chịu tải lớn.

Khoen K

Với các kiểu khoen thông thường trên thì khi sử dụng với dây bện braid thì sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng dây bện bị quấn vào khoen cần câu, gây rất nhiều phiền toái và nguy hiểm cho cần câu.

Vào năm 2009, Thương hiệu Fuji đã tạo ra loại khoen mới đó là khoen K – Tangle Free, đây là giải pháp giải quyết vấn đề vướng mắc của các loại khoen kia.

Đây là loại khoen cực kỳ độc đáo, mà để tạo ra nó, các kỹ sư của Fuji đã phải mất đến 5 năm để nghiên cứu và thiết kế. Với loại khoen câu này, thì dây luôn được tuôn ra một cách hoàn hảo bởi 3 thành phần quan trọng:

Khung khoen: Ở kiểu khoen này, thì khung chứa vòng khoen được thiết kế loe rộng ra ở phần chân, lớn hơn cả đường kính của vòng khoen.

Bề mặt khung của vòng khoen: Sẽ được làm bằng Titanium, đây là loại vật liệu có khả năng chống ăn mòn, trọng lượng nhẹ và có độ bền cao.

Một yếu tố nữa là Titanium có độ bóng cao lại cực kỳ mịn màng nên khi làm khung khoen bằng vật liệu này thì đảm bảo ít ma sát, giúp cho dây tuôn ra không có cơ hội dừng lại để khiến nó bị rối.

Vòng khoen: Kiểu khoen K – Tangle Free có khoen có xu hướng nghiêng về phía trước để giúp các phần dây bị tạo thành vòng hay các đám rối phải di chuyển ra phía trước và chúng sẽ tự xử lý phần rồi của mình.

khoen Micro cho cần câu cá

Khoen Micro là loại khoen câu cá được giới thiệu vào năm 2009 tại triển lãm ICAST – MỸ mặc dù trước đó đã được các cần thủ sử dụng cần độ ở Mỹ thử nghiệm, các kỹ sư của hãng Fuji gọi đây là loại khoen “KR Concept”.

Tại sự kiện ICAST – MỸ này, các chuyên gia của hãng Fuji đã làm cho giới truyền thông cùng với hàng trăm quan khách kinh ngạc bởi một kiểu khoen rất nhỏ (Chỉ 2-5mm), nhưng lại có khả năng cực kỳ đáng khâm phục.

Điều đặc biệt của kiểu khoen Micro này chính là: nhẹ, mạnh hơn và hiệu quả hơn, nhất là khi nó có khả năng giải phóng nhiệt do ma sát gây ra là cực kỳ tốt. Khoen này được gắn vào môt kiểu khung khoen mới nhất của hãng vào lúc đó: Khung K – Tangle Free.

Thực chất, nguyên lý tạo ra khoen Micro này lại cực kỳ đơn giản: Là sử dụng kết hợp với các loại khoen nhỏ mới với một công thức sắp đặt vị trí của chúng trên thân cần.

Và thực tế đã kiểm chứng, khi sử dụng khoen Micro kết hợp với cần câu thì dây câu tuôn ra nhanh hơn, giảm sự ngoằn ngoèo khi dây rời máy câu hơn.

Khi dây tuôn ra khỏi máy câu và chạy vào khoen depa thì dây sẽ tuôn thẳng một mạch và gần như không chạm vào thân cần câu ở các khoen sau đó, thực ra là do các chuyên gia đã tăng số lượng khoen lên.

Có phải bạn đang đặt 1 câu hỏi trong đầu mình không? Là: Làm sao được, nhiều khoen hơn thì ma sát nhiều hơn ảnh hưởng đến khả năng ném xa cũng như độ nhạy chứ?

Điều này đúng, nhưng không hẳn. Bởi, nhiều khoen hơn đồng nghĩa dây tiếp xúc nhều hơn, với mỗi khoen KR Concept này, nó như một phần tử, nhỏ, rất nhỏ, giúp cho cần thủ có thể cảm nhập tốt hơn những rung động từ dây.

Và để tốt hơn, hãng Fuji đã tăng số lượng khoen lên đồng thời kiểm soát sự kết hợp các vị trí đặt khoen, đây là mấu chốt khi Fuji tăng số khoen cần câu lên.

Điều lý thú nhất mà các cần thủ khi sử dụng khoen KR Concept cảm nhận được là khi ném mồi nặng. Điều khó khăn khi ném mồi nặng chính là làm sao cho mồi câu đáp xuống mặt nước một cách thật êm để tránh không đánh động đàn cá? Lúc này thì cần thủ phải thực sự là một người có kinh nghiệm, quen tay mới có thể làm điều đó.

Tuy nhiên, với khoen Micro KR Concept thì bạn không cần làm gì cả, chỉ đơn giản là ném cho con mồi bay đi, việc còn lại là khoen cần câu sẽ tự làm cho con mồi đáp thật êm.

cần câu carbon
Cần Câu Carbon Được Làm Như Nào Kết Cấu Của Cần Như Thế Nào
17 Tháng Mười Một, 2020
cần câu cá độc lạ
Bất Ngờ Với Muôn Kiểu Cần Câu Cá Độc Lạ Mạ Bạn Chưa Hề Biết
29 Tháng Mười, 2020
cần câu cá
Cách Lựa Chọn Cần Câu Cá Tốt Nhất Trên Thị Trường
19 Tháng Mười Một, 2020