Người Bắt Đầu Câu Cá

Những Kiến Thức Cơ Bản Hay Nhất Cho Người Bắt Đầu Câu Cá

4.7/5 - (16 bình chọn)

Có rất nhiều kinh nghiệm được dân câu tích lũy trong những năm tháng câu cá của mình, nhiều đến nổi đôi khi họ còn bị lãng quên bởi những kiến thức đó.

Trong khi đó, với nhiều cần thủ thì kinh nghiệm là thiếu rất nhiều, vì thế họ cần rất nhiều các bài viết cung cấp thông tin cũng như kinh nghiệm câu cá như các bài viết như thế này.

Chính điều này đã thôi thúc Vua Câu Cá viết ra những note như thế này để giúp các cần thủ mới có thể có thêm kiến thức và học được những kinh nghiệm từ đây, và cũng là để đỡ lãng quên những kiến thức mà mình đã có.

1. Câu cá với các vật dụng bả mồi

Trước tiên giải đáp về cá trắng đã. Cá trắng là gì? Đơn giản nó chỉ là từ gọi chung cho các loài cá như chép, trám, mè, trôi, chài, vền thôi.

Vậy bả mồi là gì? Đây là một công đoạn dùng để gọi cá tập trung lại một chổ để tiện cho việc thả mồi câu mà thôi. Việc khó thực hiện nhất khi bả mồi là làm sao để ném mồi câu ngay vào giữa ổ bả đã được mình tạo, nó sẽ càng khó khi câu ở những khu vực cách bờ khoảng 50-70m hay xa hơn nữa.

Bởi không phải lúc nào cá cũng kiếm ăn ở những khu vực gần bờ, có thể chúng nhát mồi hay gặp áp lực khi có quá nhiều người câu tại địa điểm đó.

Việc sử dụng mồi bả để câu cá là bởi đôi khi cần thủ không muốn di chuyển nhiều để tìm các vị trí câu thích hợp, mà họ chỉ muốn câu một chổ “cho khỏe” chẳng hạn.

Chính vì thế, lúc này mồi bả là quan trọng để đáp ứng nhu cầu của các cần thủ này, là tập trung cá lại một vị trí phù hợp với mình và thả câu mà thôi.

Bạn có thể thấy rằng, các hộp nhựa hay lò xo chứa mồi bả và mồi câu chuyên dụng sẽ quấn quanh thẻo câu hoặc có thể quấn quanh một viên chì, để khi xuống dưới nước, mồi câu và mồi bả sẽ nằm cạnh nhau và cách nhau khoảng vài cm .

Loại mồi bả thế này có ưu điểm hơn mồi bả ở xả thủ công thông thường là nó có thể sử dụng ở mọi địa hình, ngay cả ở những khu vực dòng chảy, nơi mà cách xả mồi thủ công cực kỳ khó thực hiện. Công thức đơn giản để trộn mồi bả.

  • Bột đất sét: 2-3kg
  • Phô mai vụn, loại cứng: 200gr
  • Một ít kg cám bắp, vài muỗng café dầu ăn
  • Lúc đến điểm câu thì thêm vào một ít:
  • Giòi để làm mồi câu dụ cá
  • Trùn đất
  • Bắp hộp

Trộn đều hỗn hợp này và thêm nước từ từ vào cho đến khi mồi bả dẻo quánh và dính lại.

2. Cách Làm Thẻo Câu Di Động

Trước giờ chúng ta hẳn phải nghe nhiều đến các từ như “phao chạy” hay “chì chạy” chứ như “thẻo chạy” thì có lẽ là có người biết có người không, mà chắc là phần lớn là không biết rồi.

Với các cần thủ có kinh nghiệm, thì ứng dụng của thẻo di động là cực kỳ hữu dụng, nhất là khi họ câu xa với một chiếc thẻo câu khá dài và đồng thời phải luôn điều chỉnh khoảng cách của thẻo câu và thẻo chì tùy vào triều cường. Thẻo câu di động được áp dụng nhiều hơn hết là đối với cách ráp đường câu theo hình chữ Y lộn ngược.

Ưu điểm của thẻo câu chạy so với cách ráp thẻo câu thông thường là khi dòng hay kéo cá, thẻo chì sẽ không gây hiện tượng vướng hay gây rủi ro mắc vào vật cản dưới nước, bởi vì thẻo này sẽ chạy tự động di dời xuống sát viên chì bởi sức kéo của con cá đang dính câu và sức kéo của cần thủ.

3. Ném mồi giả theo chiều ngang

Ném mồi câu không chỉ có cách ném mồi đứng qua đầu cần thủ, mà còn có cả cách ném mồi câu ngang, nhưng chú ý là kiểu ném mồi ngang này chỉ nên sử dụng với các cần câu rê ngắn mà thôi.

Cách thực hiện như sau: Cần thủ đưa cần câu về phía sau ở vị thế ngang như ảnh minh hoạ bên dưới. Sau đó thực hiện động tác vụt đọt cần về trước mặt đồng thời thả tay chặn dây ra lúc mà cảm giác vụt đạt tốc độ câu nhanh nhất. Chú ý là vụt cho mạnh mẽ và dứt khoát vào, đừng lưỡng lự nhé.

Kỹ thuật ném mồi ngang này rất hữu ích ở những điểm câu tốt nhưng lại có khuyết điểm tại những khi vực chật hẹp có nhiều lùm bụi hay tàng cây. Hoặc là khi cần thủ đang đứng trên các bờ kè, đá tảng khó xê dịch và cũng nguy hiểm nếu vụt quá mạnh.

4. Ném mồi xa

Với các cần thủ là tín đồ của trường phái câu xa bờ, thì việc ném mồi càng xa là càng tốt với họ. Các cần thủ câu xa bờ tại các điểm câu là bờ kè chắn sóng hay các bãi cát dài hay các bờ biển.

Nhất là đối với các cần thủ câu surf-casting, sẽ luôn tìm mọi cách để đưa thẻo câu của mình vượt qua tất cả các ngọn sóng đa xô nhau vào bờ để ghim thẻo câu vào những vị trí, họ nghĩ là có nhiều cá.

Không hẳn chỉ có các cần thủ câu xa bờ như trên là cần ném mồi xa, chúng ta có các cần thủ là những tay chuyên săn các loài cá chép lớn tại các hồ thủy điện cũng sẽ tìm mọi cách để đưa mồi ra thật xa bờ, có khi lên đến 120m với hy vọng là có cá.

Để làm được những điều này thì cần câu chất lượng và một bộ trang bị tốt là cực thiết. Tuy nhiên, dùng hàng chất lượng là không đủ, bởi nếu chỉ đơn giản thế thì cần thủ nào cũng có khả năng ném được như nhau. Khác biệt là ở chổ kỹ thuật ném như thế nào để có thể đạt được độ xa tối đa.

Các bạn thấy rằng, động tác ném xa chính xác và đạt độ xa tối đa nhất sẽ là như sau:

Nâng cần lên phía trên bả vai, tay còn lại nắm vào cuôi cần. Sau đó hạ đọt cần chúi thấp về phía sau lưng, chỉnh hướng ném vào vị trí mục tiêu, mồi câu có thể cứ để nó nằm trải xuống dưới mặt đất cũng không sau.

Sau đó nghiêng người sang 1 bên, nâng cao cánh tay cần cần đồng thời vụt cật mạnh về phía trước mà không lưỡng lự gì cả, đồng thời ở thời điểm tay cảm thấy mọi thứ ném ra đều thẳng hàng, từ những cục chì, cước trục và thân cần thì bắt đầu buông tay cầm cước ra. Với các ném như thế này thì cần thủ có thể ném xa hơn bình thường khoảng vài mét đến hơn chục mét.

5. Đặt lưới chứa cá

Nếu cần thủ câu cá và sử dụng lưỡi đựng cá chỉ với mục đích giam chúng lại để khỏi thoát thì chắc là đặt thế nào cũng được. Tuy nhiên, nếu cần thủ câu cá với mục đích để ăn thì cá phải tươi ngon mới khoái, hay để thả thì cá phải khỏe mạnh để tránh việc thả ra lại chết. Lúc này thì việc đặt lưới chứa cá là cực kỳ cần thiết.

+ Ở địa điểm câu có thành dốc ngay bờ nước dựng đứng thì cần thủ phải buộc vào túm đáy của lưới một viên đá, tránh thả đá vào lưới nhé, dễ làm rách lưỡi. Có thể thay đá bằng một viên chì nặng, khoảng 100gr thì đã đủ để nhấn chìm lưỡi rộng cá xuống đáy.

+ Với trường hợp câu ở bờ sông hay ở các ao hồ tự nhiên có bờ dốc thoải thì điều cần thủ nên làm là làm sao đó để trải rộng cái lưới ra phía ngoài sông. 1 cần thủ đã cắm 1 cái cọc để định vị vị trí của rộng cá tại 1 điểm, giúp cố định lưới chứa cá để tránh bị dòng chảy đưa sang chổ khác.

6. Một vài cách móc mồi ngũ cốc

Các cần thủ ở châu Âu thường xuyên sử dụng mồi ngũ cốc để câu các loài cá trắng. Tuy nhiên việc dùng mồi ngũ cốc không dễ tí nào. Bởi để đạt hiệu quả tốt nhất thì phải chọn được chính xác địa điểm cá đến kiếm ăn hay đường đi kiếm ăn và đường đi về của chúng.

Và có 1 lưu ý là mồi câu ngũ cốc chỉ có thể dùng được vừa những mùa gặt hái. Bởi vào mùa này thì những hạt ngũ cốc rơi rụng vào dòng nước khá nhiều. Các loài cá ăn nhiều sẽ quen, chính vì thế cơ hội để chúng ăn mồi câu ngũ cốc cũng rất lớn.

Và công việc quan trọng là đây, là tạo ổ mồi. Ổ mồi câu cá phải được tạo trước để tạo thói quen cho các con cá đến điểm câu này hàng ngày. Tạo ổ mồi trong khoảng thời gian vài ngày đến 1 tuần và đều đặn thời gian cho ăn. Lúc này thì có thể buông câu và giật cần liên tù tì rồi.

7. Mẹo vặt quấn cước vào máy câu

Việc quấn cước vào máy câu nếu không có sự trợ lực của một người khác hay không nắm được thủ thuật quấn dây và không quen tay thì việc quấn cước này khá là phiền phức.

Vì thế ở bài viết này sẽ hướng dẫn cho bạn một mẹo nhỏ dùng để quấn cước tốt hơn, không cần người phụ, và việc quấn cước này cũng đem lại kết quả tốt hơn rất nhiều so với có 1 người hỗ trợ, bởi cước sau khi được quấn vào sẽ luôn ở trạng thái ẩm ướt, chiều xả dây khá tự nhiên và cước luôn căng đều.

Xỏ cước câu xuyên qua khoen dẫn cước thứ nhất ngay gần vị trí đặt máy câu, và xuyên qua cả các khoen kế tiếp nếu có. Sau đó quấn cước vào ổ chứa dây và gút lại bằng nút thắt.

  • Thả cuộn cước vào trong cái thau nước
  • Sử dụng một cái khăn sạch và buộc tấm dây cước sát vào thân cần câu
  • Quay máy câu để cuốn dây vào ổ cước, nếu dây túm quá chặt bởi miếng vải hay quá lỏng thì chỉnh lại độ siết của miếng vải nhé
  • Quấn sao cho ổ cước được như ảnh thứ 5 là chuẩn nhất.

Trên đây là một số kinh nghiệm cho những bạn bắt đầu gia nhập bộ môn này, hy vọng phần nào giúp các bạn trở lên chuyên nghiệp hợp sau khi đọc bài này.

kinh nghiệm câu cá ở cảng
Chia Sẻ Kinh Nghiệm Hay Khi Đi Câu Cá Ở Cảng
16 Tháng Mười Hai, 2020
câu cá chép
Chia Sẻ 5 Cách Nhận Biết Để Câu Cá Chép Thành Công Mọi Nơi
12 Tháng Mười Một, 2020
câu cá chẽm vược
Bật Mí Một Vài Sự Thật Cách Câu Cá Chẽm Vược Bằng Màu Sắc Mồi Giả
17 Tháng Mười Một, 2020