say-song-bien

Một Số Mẹo Hay Hạn Chế Say Sóng Khi Đi Câu Biển

4.7/5 - (4 bình chọn)

Được ra biển, đặc biệt là đi câu biển là ước muốn của hầu hết mọi cần thủ. Từ lúc đặt được tàu đến ngày bước lên tàu là cả một khoãng thời gian dài đầy mong đợi. Người đi đôi lúc căng thẳng đôi lúc quá háo hức khiến cho cơ thể ngấm dần sự mệt mỏi.

Bên cạnh đó, sức cám dỗ của những món ăn “ tươi rói” trên tàu khiến cho nhiều người, kể cả người rất khỏe và chưa từng say sóng, cũng dễ đổ gục. Một số biện pháp sau đây có thể giúp ngăn ngừa, hạn chế được các chứng say sóng.

Vì sao ta bị say sóng biển

Khi bạn ngồi trên tàu, bạn cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, người mệt mỏi, khó chịu, thì đó là lúc chứng say sóng đang “hành hạ” bạn và phá vỡ chuyến đi biển thú vị của bạn. Do đâu mà bạn bị say sóng, trong khi những người khác vẫn đang ung dung ngắm biển và nói cười vui vẻ về những điều hấp dẫn nhìn thấy trên biển?

Các nghiên cứu cho thấy cơ chế say sóng là do tác động của sóng biển. Những tác động này gây ra những rối loạn chức năng tiền đình, do đó làm rối loạn chức năng của hệ thần kinh thực vật và kéo theo nó là hàng loạt các rối loạn các chức năng khác của cơ thể.

Một trong các yếu tố chính làm phát sinh say sóng là thời tiết. Khi gặp điều kiện thời tiết và khí hậu không thuận lợi, con người càng dễ bị say sóng.

Sóng càng lớn hoặc tàu càng nhỏ thì tỷ lệ phát bệnh càng cao. Ngoài ra, yếu tố tâm lý kém, đặc biệt đối với những người thuộc nhóm thần kinh, tâm lý không vững vàng cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng say sóng.

Một vài biện pháp chống say sóng

1. Trước khi lên tàu 1 ngày, không uống nhiều rượu bia. Ngủ thật đủ giấc từ đêm trước và trước khi ra tàu 1h uống thuốc chống say theo liều dặn của bác sĩ.

2. Tâm lý phải vững vàng, cố gắng không tưởng tượng ra các cơn say sóng, các nỗi lo lắng, sợ hãi trước khi đi.

3. Trong túi thuốc mang theo phải có gừng tươi. Ngậm gừng tươi rất hiệu quả, đặc biệt nếu thấy quá “lừng khừng”, hãy nhai một miếng gừng to và nuốt. Mồ hôi sẽ toát ra, giúp nhanh chóng lấy lại thăng bằng.

4. Tránh chăm chú nhìn vào những vật lắc lư, ví dụ như chơi game, đọc báo, viết email kể cả việc cố gắng cột thẻo câu, cho dây vào máy câu… hoặc nhìn người khác làm.

Nghiên cứu của bác sĩ Roderic, chuyên khoa bệnh say sóng tại Oregon chỉ ra rằng: Nguyên nhân say sóng cũng đến từ các hình ảnh được thu nhận từ hai bên góc mắt. Vậy hãy dùng hai tay che hai bên thái dương để mắt không còn nhìn thấy các hình ảnh ở phía đó.

5. Nếu có sẵn chứng say sóng trong người, hãy cố gắng nằm nghỉ ở chổ thoáng mát, ít mùi thuốc lá, mùi dầu tàu, mùi tanh trong lúc tàu chạy đến điểm câu.

6. Ăn uống nhẹ nhàng với các món ăn ít chất tanh, béo, chất có gas. Uống thuốc đúng cử, đúng liều lượng. Không được để bụng đói, hoặc thiếu nước.

Say sóng là một triệu chứng phổ biến, đến từ nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân từ hệ tiêu hóa. Do vậy, cần phải chuẩn bị cho bộ phận này những món ăn thức uống phù hợp cho chuyến hành trình, đồng thời áp dụng các biện pháp “phòng vệ” một cách khoa học để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và cho cuộc vui của toàn đội được trọn vẹn.

7.Trước khi đi tàu, không nên ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ hay nhiều acid như nước cam, nước bưởi vì những thực phẩm này khó tiêu hóa.

Nhưng cũng không nên nhịn đói trước khi lên tàu. Một bao tử đầy thức ăn hay rỗng tuếch đều làm bạn khó chịu như nhau thôi.

8. Uống nhiều nước khi ở trên tàu vì cảm giác say sóng cũng làm toát mồ hôi, dẫn đến mất nước, và mất nước làm suy yếu khả năng phòng vệ của cơ thể.

9. Trước và trong khi đi tàu, tốt nhất bạn nên ăn bánh mì, ngũ cốc hay các loại trái cây ít acid như chuối, bơ, lê.

Khi đi tàu, một ít bánh qui nhạt có thể làm bao tử dịu lại, còn coca cũng có thể có tác dụng với một số người vì trong thành phần coca có một chất thường dùng trong dược phẩm chống nôn ói. Ngoài ra bạn cũng có thể thử kẹo gừng hay kẹo bạc hà thử xem nhé.

10. Trên tàu, nên chọn ngồi nơi thoáng khí và có tầm nhìn. Hãy cố gắng ngồi yên một chỗ và hướng tầm nhìn vào những thứ có vẻ như đang chuyển động, ví dụ như đường chân trời đang tiến lại gần hay những đợt sóng dập dềnh, hoặc là những áng mây bay trên bầu trời.

11. Không tập trung chú ý vào những thứ bất động như sách, báo hay những vật bên trong tàu, đặc biệt là cố gắng tránh nghĩ đến việc say sóng hay ở gần những người đang có dấu hiệu say sóng.

câu cá thu
Chia Sẻ Kinh Nghiệm Bí Quyết Câu Cá Thu Của Cần Thủ Các Nước
18 Tháng Mười Một, 2020
kinh nghiệm câu cá suối
Kinh Nghiệm Câu Cá Suối Cách Nhận Biết Cá Dựa Vào Tăm Cá
11 Tháng Mười Một, 2020
kỹ thuật câu popping
Chia Sẻ Kỹ Thuật Câu Popping Để Đi Săn Thủy Quái
17 Tháng Mười Một, 2020

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *