kinh nghiệm đi câu biển

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Đi Câu Biển Của Các Cần Thủ Chuyên Nghiệp

4.8/5 - (12 bình chọn)

   So với cá nước ngọt, cá biển hơn rất nhiều cả về chủng loại lẫn số lượng, cá biển háu ăn hơn. Tốc độ và sức mạnh bắt mồi rất lớn nên câu biển được xem là môn thể thao cảm giác mạnh.

Hiện nay, phong trào câu biển sôi động hơn bao giờ hết. Rất nhiều người thích đi câu xa bờ để tận hưởng cảm giác tột đỉnh của câu cá đại dương.

Tuy nhiên, nếu đi lần đầu, ít kinh nghiệm, các câu thủ sẽ gặp nhiều khó khăn.

Vua Câu Cá xin giới thiệu một số “mẹo” được chắt lọc từ những trải nghiệm của câu thủ trong nước lẫn quốc tế, sẽ rất hữu ích, đặc biệt là với những người mới tham gia.

Nếu chọn kiểu câu mồi sống, hãy sử dụng cá tươi, tốt nhất là cá sống làm mồi câu, sẽ cho kết quả rất tuyệt vời.

Mực sống là loại mồi câu rất hiệu nghiệm. Hãy kiểm tra mồi thường xuyên, cứ mỗi 10-15 phút/lần để chắc chắn rằng cá mồi còn sống.

Khi câu loại cá có hàm răng sắc bén như cá Nhồng, cá Thu, hãy dùng dây ngọn kim loại wire leader.

Để tránh xoắn dây, nên cột một khoen xoay ở cuối dây trục. Luôn luôn kiểm tra vài mét dây câu đầu tiên sau mỗi lần cá mắc câu. Nếu dây bị tưa thì cắt bỏ đoạn đó đi.

Câu đáy, chỉ giật khi đầu cần chúc xuống hoàn toàn. Sử dụng lưỡi câu vòng Circle hook sẽ dễ đóng cá hơn và tháo lưỡi ra cũng dễ dàng hơn.

Kiểm tra bộ phận thắng của máy câu drag trước khi quăng dây ra. Nếu thắng chặt quá sẽ làm đứt dây khi cá mắc câu và tháo chạy.

Còn nếu lỏng quá thì có nguy cơ bị “xổng” mất cá. Hãy chắc chắn thắng của máy câu ở trong trạng thái phù hợp để dây tuôn ra một cách dễ dàng và trơn mượt.

Kinh Nghiệm Trước Khi Đi Câu Biển

Uống thuốc chống say sóng 30 phút – 60 phút trước khi lên tàu câu và uống đều đặn 6 tiếng/lần cho những lần tiếp theo.

Nếu cảm thấy say nắng, nên vào khoang tàu nằm nghỉ và pha uống 1 viên Hydrite bù muối cho lại sức. Khi khỏe mới câu tiếp.

Dùng chì trọng lượng nhỏ nhất có thể để câu đáy.

Chọn dây ngọn leader nhỏ nhất hay dây ngọn “tàng hình” fluorocarbon leader để câu các loại cá tinh quái.
Luôn đeo kính mát phân cực để bảo vệ mắt.

Hãy lắng nghe và làm theo những lời khuyên hữu ích của thuyền trưởng, họ là người rất có kinh nghiệm về điểm câu cũng như các loài cá.

Làm thẻo câu sẵn ở nhà hoặc ở trên tàu trước khi câu. Khi cá ăn rộ, sẽ không có thời gian để chuẩn bị thẻo câu.

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Khi Câu Trên Biển

Thời gian tốt nhất để câu là 1/2 đến 2 giờ sau khi triều xuống hoặc triều lên.

Câu cá vào lúc sáng sớm và chiều muộn là hiệu quả nhất, cá thường ít hoạt động dưới ánh nắng chói chang.

Khi thấy một đàn chim bay quanh một điểm và lao đầu xuống nước, thì đó là dấu hiệu cá con đang bị cá săn mồi săn đuổi.

Đây là thời điểm tốt để câu bằng cách quăng, mồi thật hoặc mồi giả, đến điểm đó.

Khi ngang qua các mảnh vỡ hoặc mảnh gỗ nổi lềnh bềnh trên mặt nước, hãy câu casting với mồi thật hoặc mồi giả.

Ai mà biết được bạn có thể bắt được cá khủng hay không ở thời khắc quí giá đó.

Luôn luôn mang theo bóng bay trong hộp đồ câu, sẽ có lúc cần dùng.

Mỗi thuyền trưởng đều có một vài điểm “săn” cá lớn. Hãy dùng tài ngoại giao để có cơ hội được thử sức. Và thật tuyệt vời nếu may mắn tóm được chúng.

Nếu có sự chỉ dẫn chu đáo của thuyền trưởng ở những điểm câu mới sẽ gặt hái được nhiều thành công.

Thuyền trưởng có thể chỉ cho bạn địa hình đáy, các loại cá thường trú ẩn tại khu vực này.

Khi câu cá ở những điểm câu mới, hãy luôn lắng nghe và học hỏi từ dân câu địa phương. Còn muốn tìm hiểu thông tin thì tốt nhất là đến các cửa hàng bán đồ câu trong vùng.

Cuộc chiến với cá biển là cuộc chiến đầy cam go và khốc liệt, do vậy đừng hà tiện khi mua lưỡi câu, dây hoặc khoen xoay.

Hãy mua loại tốt nhất và có thương hiệu, chúng đáng tin cậy hơn so với hàng giá rẻ, không tên tuổi.

Khi đi câu về, hãy dùng vòi sen với nước ấm để xịt rửa đồ câu. Đối với máy câu, trước khi xịt nước vào, hãy khóa chặt máy để ngăn nước vào các bộ phận bên trong, xong rồi mới nới lỏng khóa máy ra.

Tra dầu chuyên dụng vào các bộ phận để chống gỉ sét cho máy.

Kinh Nghiệm Khi Đi Câu Biển Trênh Ghềnh Đá

Câu ghềnh đá khó đứng nhưng lại dễ câu hơn trên bãi biển vì bạn dễ thả mồi ở những vị trí có nhiều cá hơn.

Ở những ghềnh đá thường tập trung những loài cá mú, cá hồng, cá dĩa, cá tráp. Các loài cá này thường ăn mồi ở tầng giữa và ở tầng đáy có cá song.

Những loài cá sinh sống ở tầng đáy thường mang tính định cư cao hiếm khi chúng di chuyển sang các khu vực các còn ở tầng giữa các loài cá thường di chuyển theo mùa.

Ở Việt Nam bạn có thể câu ở Cát Bà, Vịnh Hạ Long, Quan Lạn, Hòn Dầu, Vân Đồn.

Bởi có 2 loại cá ở tầng giữa và tầng đáy nên cũng có hai kiểu câu là câu phao và câu không phao.

Câu ghềnh thường cần chuẩn bị khá nhiều đồ vì có độ nguy hiểm cao do các cột sóng nước lên xuống bất chợt, năm nào cũng có người bị chết do sóng cuốn xuống biển.

Thế nên bạn cần chuẩn bị phao cứu sinh, giầy chống trượt tốt nhất là loại đế giày có đinh để di chuyển được giữa các tảng đá.

Và bạn cũng nên chuẩn bị cuộn dây dài để chẳng may sóng lớn về kịp thời cuốn ngang thắt lưng để không bị tình trạng sóng cuốn đi xa

kỹ thuật câu cá
Bật Mí Bí Mật Kỹ Thuật Câu Cá Nước Ngọt Được Nhiều Cá Nhất
10 Tháng Mười Hai, 2020
kinh nghiệm câu cá ở cảng
Chia Sẻ Kinh Nghiệm Hay Khi Đi Câu Cá Ở Cảng
16 Tháng Mười Hai, 2020
chống say sóng
Những Sai Lầm Trong Cách Phòng Chống Say Sóng
17 Tháng Mười Hai, 2020

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *