câu cá chép

Chia Sẻ 5 Cách Nhận Biết Để Câu Cá Chép Thành Công Mọi Nơi

5/5 - (3 bình chọn)

Rất nhiều cần thủ chuyên câu cá chép bỗng một ngày chán câu chúng trong các hồ câu dịch vụ, bởi “câu lâu thành tinh”, họ đã dần thuộc hết những đặc tính của loài cá này trong các hồ câu, từ vị trí đàn cá, kích cỡ hay trọng lượng, chỉ cần nhìn là chỉ được con cá chép đang nằm đâu rồi, hay câu chép trong hồ này thì phải dùng mồi này, mồi kia…

Sau khi chán câu hồ, thì điều tất yếu cần thủ sẽ dần tiến ra các khu vực câu cá tự nhiên. Và tất nhiên các cần thủ gặp ngay trở ngại đầu tiên: tìm cá chép ở đâu bên ngoài thiên nhiên rộng lớn thế kia?

Câu trả lời quả thật sẽ không quá khó nếu cần thủ nắm được một số kiến thức về các loài động vật sinh sống trong tự nhiên. Giờ thì tìm hiểu qua 1 ít về đặc tính sinh sống của cá chép đã. Từ đó sẽ đúc rút ra được những nơi có thể có cá chép.

Đặc tính sinh học của cá chép

Cá chép cũng giống rất nhiều loài cá khác, đó là chúng thường hoạt động nhiều lúc nước ấm lên và hoạt động ít đi vào những thời điểm nhiệt độ nước hạ dần.

Tại các nước châu Á, cụ thể tại Việt Nam, thời điểm cuối tháng 10 nhiệt độ nước bắt đầu tăng, nhiệt độ nước tuyệt vời để đi câu cá là từ 24 độ đến 32 độ C, các loài cá chép bắt đầu lộ diện để đi săn mồi, vì đây cũng là thời điểm nhiều loài cá nhỏ khác ra ngoài để đi kiếm ăn.

Và ngoài ra thời gian này cũng là thời gian loài cá chép tích trữ năng lượng để chuẩn bị cho mùa giao phối và sinh sản vào tháng 11-12. Sau thời gian này thì cần thủ đừng mong ngóng chuyện câu được cá chép, bởi chúng gần như không đi tìm kiếm mồi nữa.

Đến cầu xuân chúng lại kéo nhay từng đàn từng đàn để tìm kiếm thức ăn. Đến hè, loài cá chép bị ảnh hưởng lớn bởi nhiệt độ nước, thời điểm hè, nhiệt độ ước khá cao ảnh hưởng đến tiêu hóa của chúng,, vì thế chúng ăn rất ít và thường chỉ đi ăn lúc trời dịu đi, tức chiều tối hay đêm.

Tìm cá chép ở đâu là hiệu quả nhất?

Câu hỏi chính của vấn đề là đây, và câu trả lời là đây: Nghĩ thử xem, khi đói những con cá chép đi đâu? Chúng sẽ thường đến những nơi mà chúng thường tìm thức ăn, những nơi tập trung nhiều loại thức ăn khoái khẩu như ấu trung của muỗi, những côn trùng như giun, dế hay các loài giáp xác như ốc, hến, tôm…

Khi mùa xuân đến, các loài cá tập trung lại thành các đàn chép kéo nhau đi khắp mọi nơi để tìm kiếm thức ăn. Nơi chúng thường đến có độ sâu vừa phải, từ 1m5 đến 2m5, bởi ở những nơi này có ảnh sáng mặt trọng, tạo môi trường cho các loài thủy sinh sinh sôi nẩy nở nhanh chóng.

Đồng thời vào các tháng 11-12 thì là thời điểm cá chuẩn bị cho mùa sinh sản, chúng sẽ tìm kiếm những nơi có bèo, sen, cỏ cao… trong nước để sinh sản.

Chúng ta đã tìm hiểu sơ qua về một số đặc tính sinh sống của loài cá chép tại Việt Nam và một vài cách nhận biết vị trí của chúng dựa vào nhiệt độ nước hay mùa. Ở phần 2 này chúng ta sẽ dựa vào một số đặc điểm khác để tìm kiếm chúng.

Nhìn tăm và những cú phóng mình

Mặc dù dự đoán vị trí của cá chép theo các đặc điểm sinh sống là khá tốt. Tuy nhiên, cách tốt nhất để tìm kiếm sự hiện diện của cá chép chính là quan sát, là phải nhìn thấy những dấu hiệu của chúng.

Loài cá chép là loài rất tinh khôn, chúng có thể nói là loài có giác quan thứ 6 trong các loài cá nước ngọt, tuy nhiên điều này không đồng nghĩa rằng chúng có thể ẩn giấu được sự xuất hiện của mình ở khu vực đó, mà 1 hành động nhìn thấy rõ ràng nhất đó chính là những cú phóng mình khỏi mặt nước, thường vào hoàng hôn hay bình minh.

Ngoài ra, các con cá chép mỗi khi sục tìm kiếm mồi ở đáy bùn cũng để lại những chuỗi tăm rất dễ nhận thấy, các chuỗi tăm nối đuôi nhau trồi lên mặt nước và cách nhau khoảng vào chục tất.

Lúc chúng tìm kiếm thức ăn sẽ sử dụng miệng và đuôi để quậy tung lớp bùn hay các lớp cát sỏi nằm ở đáy nước lên để tìm kiếm thức ăn, nếu ở những nơi nước trong thì bạn thậm chí có thể nhìn thấy chúng đang lùng sục thức ăn, rất thú vị.

Địa điểm tìm cá chép ở sông

Khi tìm chép ở sống thì chúng ta nên có 3 lưu ý mà các loài cá chép thường xuyên quanh quẩn như sau: Những nơi nước chảy chậm Đáy nước không quá sâu, dưới 2m5 Ở những nơi có có chổ trú ẩn và nhiều côn trùng, sau bọ như lau sậy, trang, bèo

Dễ nhận thấy các địa điểm câu như trên sẽ nằm ở gần bờ, cá chép rất tinh ranh, vì thế khi câu thì nhớ nhẹ nhàng và kín đáo để tránh để lộ sự hiện diện của chúng ta khiến chúng đề phòng.

Khi đặt thẻo câu thì nên đặt phía sau lớp bèo và hướng về phía giữa sông, bởi nếu để hướng lưỡi câu vào bên trong tức bạn đang đặt thẻo câu ngay dưới chân. Cá chép khi ăn mắc lưỡi câu sẽ lao thẳng ra vùng nước sâu, lúc này nếu thẻo câu nằm dưới chân sẽ rất khó đóng cá.

Câu cá chép tại các ao hồ thiên nhiên

Cũng tương tự các vị trí khác, cá chép luôn tìm thức ăn ở các vị trí mực nước không quá sâu, nhiều thức ăn và thường xuyên được chiếu sáng bởi ánh mặt trời. Vì thế cần thủ cũng cần tìm những địa điểm phù hợp như trên, khi đặt thẻo câu cũng phải hướng về nơi sâu nhất là hướng vào giữa hồ.

Một điều quan trọng nữa, địa điểm câu phải tránh có gió lạnh thổi từ hướng bắc và hướng đông, bởi các cơn gió lạnh thế này sẽ khiến cho nhiệt độ mặt nước bị hạ xuống một cách nhanh chóng, làm các hoạt động của loài chép giảm đi nhanh chóng.

câu cá đêm
Những Lưu Ý Quan Trọng Cho Những Cần Thủ Đi Câu Cá Đêm
7 Tháng Mười Hai, 2020
chống say sóng
Những Sai Lầm Trong Cách Phòng Chống Say Sóng
17 Tháng Mười Hai, 2020
kinh nghiệm câu cá theo mua
Mẹo Chọn Thời Gian Câu Cá Theo Mùa Chuấn Xác Tới Bất Ngờ
19 Tháng Mười Một, 2020