nước lợ

Sự Bắt Nguồn Của Nước Lợ Tạo Nên Môi Trường Kỳ Bí Gì

4.9/5 - (30 bình chọn)

Nước lợ là loại nước có độ mặn cao hơn độ mặn của nước ngọt, nhưng không cao bằng nước mặn. Nó có thể là kết quả của sự pha trộn giữa nước biển với nước ngọt, chẳng hạn như tại các khu vực cửa sông hoặc nó có thể xuất hiện trong các tầng ngậm nước hóa thạch lợ.

Một số hoạt động nhất định của con người cũng có thể tạo ra nước lợ, cụ thể là trong một số dự án kỹ thuật xây dựng dân sự như các dạng đê điều ven biển hay việc làm ngập lụt các vùng đất lầy lội ven biển để tạo ra các ao hồ nước lợ để nuôi tôm nước lợ. Nước lợ cũng có thể là chất thải chủ yếu của công nghệ năng lượng gradient độ mặn.

Biển Và Hồ Nước Lợ

Biển Và Hồ Nước Lợ

Một số biển và hồ chứa nước lợ. Biển Baltic là một vùng biển nước lợ nằm cận kề biển Bắc. Nguyên thủy nó là sự hợp lưu của hai hệ thống sông chính trước thế Pleistocen và kể từ đó nó đã bị ngập lụt bởi nước từ biển Bắc dâng lên nhưng vẫn nhận được quá nhiều nước ngọt từ các vùng đất cận kề cho nên nước của nó vẫn là nước lợ.

Do nước mặn từ biển vào là nặng hơn so với nước ngọt nên nước trong biển Baltic bị phân tầng, với nước mặn ở phía đáy còn nước ngọt ở bề mặt.

Sự pha trộn hạn chế xảy ra do tại đây không có thủy triều cùng các cơn giông bão, với kết quả là quần cá tại vùng nước bề mặt mang tính chất cá nước ngọt trong thành phần trong khi ở phía dưới thì nó lại mang tính chất cá biển nhiều hơn.

Đầm Lầy Nước Nợ

Đầm Lầy Nước Nợ

Đầm lầy nước lợ hay đầm lầy nước lợ là một dạng đồng lầy hình thành khi dòng nước ngọt dồi dào giúp giảm bớt độ mặn của nước và biến nước biển thành nước lợ.

Thường thì đồng lầy nước lợ hình thành dọc theo các dòng sông ven biển ở phía thượng nguồn của đồng lầy ngập mặn hoặc ở gần các cửa sông có lưu lượng nước ngọt lớn đổ vào vịnh và eo biển. Độ mặn trung bình của nước trong đồng lầy dao động từ 0,5 %.

Rừng Đước Nước Lợ Việt Nam

Rừng Đước Nước Lợ Việt Nam

Một môi trường sống nước lợ quan trọng khác là các đầm lầy sú vẹt. Nhiều, mặc dù không phải tất cả, đầm lầy sú vẹt bám quanh các cửa sông và các phá, trong đó độ mặn thay đổi theo mỗi lần thủy triều.

Trong số các cư dân chuyên biệt hóa của các rừng đước là cá bống bùn, các loài cá tìm kiếm các loại thức ăn trong vùng đất lầy lội hay cá măng rổ, các loài cá tương tự như cá vược có cách thức “bắn hạ” côn trùng và các loại động vật nhỏ khác sống trên cây bằng cách phun các giọt nước từ phần miệng chuyên biệt hóa của chúng vào các loại con mồi để chúng rơi xuống nước.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *