Kỹ Thuật Nuôi Và Chắm Sóc Cá Đuôi Kéo
Cá Đuôi kéo còn có tên gọi là cá lòng tong đuôi đen tên tiếng anh Fish Scissortail là loại cá được ưa chuộng nuôi trong bể thủy sinh với vẻ đẹp hết sức mộc mạc.
Mục Lục Bài Viết
1. Giới thiệu thông tin cá đuôi kéo
- Tên khoa học: Rasbora trilineata Steindachner, 1870
- Bộ: Cypriniformes (bộ cá chép)
- Họ: Cyprinidae (họ cá chép)
- Tên đồng danh: Rasbora stigmatura Fowler, 1934
- Tên tiếng Việt khác: Lòng tong đuôi kéo; Lòng tong đuôi đen; Lòng tong sọc
- Tên tiếng Anh khác: Scissortail rasbora; Black scissortail
- Nguồn gốc: Nguồn cá chủ yếu từ khai thác tự nhiên, là một trong cá loài lòng tong xuất khẩu chủ lực của Việt
- Nam. Hiện lượng xuất khẩu của nhóm cá lòng tong khá lớn (khoảng 80.000 con/năm)
- Nguồn cá: Tự nhiên bản địa
2. Đặc điểm sinh học cá đuôi kéo
- Chiều dài cá (cm): 13
- Nhiệt độ nước (C): 22 – 28
- Độ cứng nước (dH): 5 – 12
- Độ pH: 6,0 – 7,5
- Tính ăn: Ăn tạp
- Hình thức sinh sản: Đẻ trứng
- Phân bố: Thái Lan, Lào, Campuchia, Indonesia, Malaysia, ở Việt Nam cá phân bố ở đồng bằng sông Cửu Long
Tầng nước ở: Giữa – mặt - Sinh sản: Cá đẻ trứng dính trên giá thể mềm. Tách cá bố mẹ ra khỏi trứng sau khi đẻ. Trứng nở sau 24 – 48 giờ.
3. Kỹ thuật nuôi cá đuôi kéo
- Thể tích bể nuôi (L): 100 (L)
- Hình thức nuôi: Đơn
- Nuôi trong hồ rong: Có
- Yêu cầu ánh sáng: Vừa
- Yêu cầu lọc nước: Ít
- Yêu cầu sục khí: Ít
- Tình trạng nhiễm bệnh: Dễ
- Chiều dài bể: 80 – 100 cm
Thiết kế bể: Cá thích hợp với bể trồng nhiều cây thủy sinh, bể có nắp đậy tránh cá nhảy. Cá bơi nhanh nhẹn thành đàn, thích dòng chảy nhẹ, nên thả nhóm từ 6 con trở lên. Cá thích hợp bể nuôi chung.
Chăm sóc: Cá cần chất lượng nước bể nuôi ổn định. Cá dễ nhiễm bệnh khi chất lượng nước thay đổi đột ngột.
Thức ăn: Cá ăn tạp từ trùng chỉ, côn trùng, giáp xác đến thức ăn viên.