Top Các Loại Cá Thủy Sinh Đẹp Được Nuôi Nhiều Nhất
Vua Câu Cá biết được những trăn trở của các bạn đến hồ thủy sinh vừa mới hoàn thành, sau đây sẽ gợi ý những đàn cá vừa đẹp, vừa dễ nuôi, được nhiều người chơi thủy sinh chuyên thả vào hồ.
Hồ cá thủy sinh nhà bạn sẽ trở nên đẹp hơn, sinh động hơn nhờ những bầy cá nhỏ bơi lượn trong hồ dưới đây.
Mục Lục Bài Viết
1. Cá Tên Lửa Denison Barb
Là loại cá có màu sắc rực rỡ, khi bơi lượn như một quả tên lửa phóng thẳng trông rất đẹp mắt, chúng còn có cái tên là cá Hồng Mi Ấn Độ.
Cá có kích thước lớn so với các loại cá bầy đàn thả hồ thủy sinh khác nên khi chọn nuôi loại cá này, hồ cá phải có kích thước khá lớn.
Cá có nguồn gốc từ Ấn Độ, thích ăn rêu tảo có hại nên ngoài việc là cá cảnh đẹp mắt trong hồ thủy sinh, cá tên lửa còn đóng vai trò là dọn dẹp hồ cá trong sạch, an toàn hơn.
Khi mới thả cá vào hồ mới, cá khó thích nghi nên thường búng nhảy khỏi hồ. Tương tự, lúc thay nước cũng nên cẩn thận.
2. Cá Chuột Gấu Trúc Panda Cory Cat
Hiện đang được người chơi thủy sinh rất quan tâm. Không những đẹp, chúng còn là một công nhân vệ sinh chăm chỉ. Hãy cùng Vua Câu Cá tìm hiểu thông tin về cá Chuột Gấu Trúc.
Trong tự nhiên sinh sống tại nhánh của những con sông lớn ở Trung và Nam Mỹ, chúng là loài cá ăn đáy hòa bình với kích thước nhỏ.
Cơ thể cá Chuột Gấu Trúc chỉ có hai màu vàng và đen, với hai vệt đen ở mắt, gần khấu đuôi và trên vây lưng, có những nét tương đồng với loài Gấu Trúc, đó là nguồn gốc tên của loài cá này.
Cách nuôi cá Chuột Gấu Trúc sinh sản chưa được lưu lại cặn kẽ. Nhưng có lẽ tập tính sinh sản của chúng không có gì khác biệt so với các loại cá Chuột khác.
Chúng là loài cá ăn tạp, do đó bạn cần có một chế độ ăn cân bằng giữa rau và thịt. Nếu không quá cầu kỳ, chúng có thể ăn được hầu hết các loại thức ăn trên thị trường hiện có.
3. Cá Neon Hay Neon Tetra
Nói đến cá đàn thả hồ thủy sinh không thể không nhắc đến đàn cá Neon tuyệt đẹp. Cá neon còn được gọi là cá huỳnh quang vì sáng bóng đèn. Có nhiều loại, phổ biến nhất là cá neon xanh, đỏ, đen.
Cá có nhiều dài dài nhất tầm 3 – 4cm và tuổi thọ trung bình khi được nuôi dưỡng tốt là khoảng 10 năm. Đàn cá neo trong hồ thủy sinh Cá neon sống tập trung ở Nam Mỹ, du nhập vào nước ta làm cá cảnh hồ thủy sinh những năm 1990.
Về căn bản, cá neon rất nhạy cảm với môi trường nước thường xuyên thay đổi hoặc ô nhiễm nên gây nhiều khó khăn khi chăm sóc.
Khi nuôi cá trong bể, người chơi hồ thủy sinh nên hạn chế sự thay đổi như không nên xê dịch tiểu cảnh hồ thủy sinh, không trồng thêm cây thủy sinh, rong rêu hoặc thậm chí thay đổi ánh sáng sẽ làm thay đổi pH nước khiến cá dễ chết.
Những lưu ý khi nuôi cá neon mà người chơi hồ thủy sinh cần biết là cá neon khá nhỏ nên chúng phải sống theo bầy đàn từ 6 – hơn 10 con, dễ bị cá lớn vờn, ăn thịt nên khi nuôi trong hồ thủy sinh chỉ nên nuôi chung các loại cá cùng cỡ như cá mô ly, cá kiếm, cá tiểu hổ.
Đồng thời, tiểu cảnh trong hồ nên sắp đặt thêm các tảng đá, rặng san hô, khúc gỗ để bầy cá neon có nơi ẩn náu – một tập tính tự nhiên của cá.
4. Cá ngân bình Moenkhausia Sanctaefilomenae
Hay còn gọi cá lùn mắt ngọc (mắt ngọc shortbody), vì hình dáng của cá ngắn, mắt đỏ sáng dễ gây sự chú ý của người xem. Cá ngân bình được đánh giá là cá cảnh bơi theo đàn trong hồ thủy sinh rất đẹp.
Cá ngân bình từ Nam Mỹ du nhập vào Việt Nam gần đây, mặc dù đã được nuôi giống thành công nhưng vẫn không đảm bảo được nguồn cung cấp cũng như độ ổn định sức khỏe của cá khi nuôi trong hồ thủy sinh làm cảnh.
Đàn cá ngân bình trong hồ Vì cá ngân bình vẫn chưa thật sự được thuần hóa với môi trường cá cảnh hồ thủy sinh, nên thức ăn của cá thường là đồ tươi sống như trùng chỉ, tim bò, côn trùng, động vật giáp sát, cây thủy sinh trong hồ.
5. Cá sóc đầu đỏ Rummynose Tetra
Không phải ngẫu nhiên loại cá này được tên gọi là cá sóc, bởi lẽ cá bơi rất nhanh, thoăn thoắt như con sóc truyền cành cùng với đầu cá một chỏm đỏ nên khi nuôi làm cá cảnh bầy đàn, cá sóc đầu đỏ luôn được người chơi hồ thủy sinh ưa thích. Trên thị trường phổ biến 2 loại là loại cá lớn 2.5 cm và cá nhỏ 2cm.
Những con cá Sóc Đầu Đỏ là loài ăn tạp, chúng thường được thả trong bể thủy sinh, hoặc các bể sinh thái kích thước lớn.
Ở đó chúng sẽ có điều kiện lý tưởng gần như môi trường sống trong tự nhiên để sinh trưởng và phát triển. Nên thả cá Sóc Đầu Đỏ trong một đàn có số lượng lớn hơn 6 con, bạn sẽ có một bức tranh thực sự ấn tượng cho ngôi nhà bạn.
6. Cá hồng nhung hay hồng tử kỳ Hyphessobrycon eques
Đã trở nên phổ biến trong giới chơi hồ cá thủy sinh Việt Nam từ trước. Cá sống khỏe, dễ nuôi và có hình dáng, màu sắc đẹp. Cá hồng tử kỳ thường nuôi theo bầy đàn từ 6 con trở lên hoặc nuôi chung với các loại cá bầy đàn khác cũng ổn.
Nguồn thức ăn của cá hồng tử kỳ khá đa dạng, có thể ăn tạp thực vật rong rêu, cây thủy sinh, giáp xác, côn trùng và cả thức ăn viên chế biến sẵn.
Mặc dù cá hồng tử kỳ thân thiện, dễ nuôi, có thể nuôi chung với cá lơn nhưng cần cân nhắc vì cá thủy sinh có tính xấu là thích rỉa cắn vây các loài cá khác nên nếu bạn có ý định nuôi kèm với cá rồng, cá Koi, cá La Hán,…trong hồ thủy sinh thì không phải lựa chọn hay.