cần câu daiwa

Tìm Hiểu Về Công Ty Sản Xuất Cần Câu Daiwa Lớn Nhất Hiện Nay

5/5 - (7 bình chọn)

Thành công của công ty Daiwa là một trong những câu chuyện kỳ diệu về sản xuất, kinh doanh thiết bị câu cá trong suốt nhiều thập kỷ, không chỉ trong lãnh thổ Nhật Bản mà còn trên toàn thế giới.

Một công ty cơ khí nhỏ của Nhật Bản, hình thành từ năm 1958, rồi thăng trầm với bao cuộc bể dâu cùng đất nước, rốt cuộc lại lớn mạnh và phát triển thành một tập đoàn toàn cầu với hơn 20 nhà máy và văn phòng đại diện tập trung ở các nước mang tính đại diện cho khu vực và châu lục như Anh Quốc, Úc Châu, Mỹ, Hàn Quốc, Đan mạch, Phần Lan, Pháp, Ý, Singapore, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam.

Tìm hiểu Về Công Ty Daiwa

Tuyệt vời hơn cả, ngần ấy năm, Daiwa vẫn giữ vững được sứ mệnh của mình từ lúc thành lập, đó là luôn tạo ra niềm vui cho người đi câu, luôn giữ vững cam kết về chất lượng sản phẩm ưu việt, và luôn luôn tìm tòi, nghiên cứu, phát triển, để mang lại cho thế giới câu cá nói riêng và nghành cơ khí chính xác nói chung những công nghệ mang tính đột phá và tiên phong.

Còn nhớ “Open-Faced Reel” năm 1965 của Daiwa, một kỹ nghệ mà đã biến kỹ thuật chế tác truyền thống như Closed Face Reel đại diện là máy Spin Cast trở nên hoàn toàn kém hấp dẫn.

Khác với “Closed Face Reel”, cấu trúc của Open-Faced Reel có ống chứa dây nằm ở phía ngoài máy, cho phép người dùng quấn được nhiều dây hơn vào ống chứa với tốc độ rất nhanh, đầy cảm giác; cùng với hình dáng máy hoàn toàn mới lạ, khỏi phải nói ý tưởng mới này của Daiwa đã gây sốc cho thế giới câu cá đến mức nào!

Nhiều người còn cho rằng, không phải ai khác mà chính là Daiwa, đã thiết lập một tiêu chuẩn mới cho máy câu, là nơi sinh của những dòng máy Spinning được yêu thích trên toàn thế giới với những kỹ thuật siêu việt, bắt đầu bằng ” Open-Faced Reel “, tiếp theo là Super Metal Body năm 1989, Infinite Anti-Reverse năm 1993, Twist Buster năm 1996, Real Four năm 2004, Magseled 2010.

Lịch sử công nghệ của Daiwa gắn liền với sự khai phá các loại vật liệu chế tác. Năm 1979, Daiwa tập trung vào nghiên cứu sợi Carbon và trở thành nhà sản xuất đầu tiên trên thế giới đưa Graphite vào cả khung và trục quay (rotor) của máy câu.

Hãng này còn sử dụng các tấm sợi Cacbon được dệt ken đặc để làm cần câu cá. Có thể nói rằng, nói đến sợi Cacbon nghĩa là nói đến Daiwa. Sau hàng loạt những cải tiến và phát triển, năm 2007 Daiwa ra mắt loại vật liệu mới, làm bằng sợi Carbon mật độ cao, có hiệu năng hơn cả kim loại ở một số khía cạnh, gọi là Zaion.

Đến năm 2010, Daiwa lại phát triển thành công Z-SVF, một loại vật liệu tổng hợp giữa sợi Carbon mật độ cao và nhựa ở mức tối thiểu. Daiwa đưa Z-SVF vào chế tác cần câu siêu cao cấp, tạo ra một thế hệ cần câu mới siêu nhẹ, nhẹ nhất trên thị trường lúc bấy giờ.

Không ngoa khi nói rằng, 60 năm qua, riêng trong lĩnh vực của mình, kỹ nghệ sợi Carbon của Daiwa chưa hề có đối thủ.

Trong danh sách những cuộc cách mạng công nghệ mang tính đột phá, tạo dấu ấn đặc biệt quan trọng chắc chắn có Mag-sealed, một kỹ thuật ngăn nước đã đạt được một kết quả tuyệt vời: không cho phép, dù chỉ một giọt, vào bên trong máy.

Chống nước thâm nhập vào một tổ chức quay vòng quấn dây như máy câu là cực kỳ khó khăn, vì để cho qui trình quấn dây được diễn ra thì bên trong máy phải có đủ không gian cho các cơ phận xoay. Nếu không gian đó phải đóng lại cho mục đích ngăn nước, thì hiệu suất quay sẽ bị triệt tiêu.

Daiwa đã giải quyết vấn đề này bằng một cơ chế: “sử dụng chất lỏng để ngăn chặn chất lỏng”. Đây chính là công nghệ Mag-sealed độc nhất vô nhị của Daiwa, sử dụng dầu từ tính Mag-seal oil tạo ra một bức tường vĩnh cữu, ngăn chặn hiệu quả nước biển, bụi bẩn xâm nhập vào bên trong máy.

Được công bố vào năm 2010, lúc đầu, các sản phẩm máy câu Spinning của Daiwa chỉ được áp dụng Mag-sealed vào các vị trí trong thân máy, nay ở các dòng máy cải tiến, Mag-sealed đã được sử dụng thêm ở trục con lăn dây và các bạc đạn, tiếp tục đạt kết quả cao về độ bền, giảm đáng kể số sản phẩm phải sửa chữa.

Trong hành trình sáu mươi năm của mình, với vô số những cuộc cách mạng được thực hiện trên các dòng sản phẩm, Daiwa dường như muốn tập trung vào một điều duy nhất: hạnh phúc cho người đi câu.

Khi tìm hiểu thông tin để viết về loạt bài sáu mươi năm thành lập của Daiwa, người viết đã vô cùng xúc động khi đọc những tâm sự của cố vấn sản xuất, thiết kế kỹ thuật, thiết kế sản phẩm Exist 2018, sản phẩm được chọn làm sản phẩm đại diện cho dòng máy Spinning nhân lễ kỷ niệm.

Họ, với gần 4 năm mày mò, tâm huyết “riêng thiết kế kỹ thuật đã mất 2 năm” chỉ muốn tạo ra một chiếc máy mang lại tiện nghi lớn nhất, đơn giản, dễ sử dụng nhất, tích hợp được mọi ưu điểm công nghệ nhất và đủ sức làm cho người dùng tự hào và hãnh diện chi tiết ở các bài viết sau.

Điều đó nói lên một điều: Mọi công ty đều có thể phát triển lớn mạnh mà không cần phải đánh mất sự đam mê và cá tính vốn có, miễn sao nó không bị lèo lái bởi những đắn đo về lợi nhuận, mà thay vào đó là bởi những chân giá trị thực sự, và bởi yếu tố con người.

Đã từ rất lâu, nhiều nghiên cứu đã khẳng định, cấu trúc lỗ hình lục giác của tổ Ong là một tuyệt tác của tự nhiên; nó vừa có sức chứa tối đa lại có độ bền rất lớn. Karl Von Frisch, nhà khoa học được giải thưởng Nobel cho công trình “tiếng nói của Ong mật” nhận định rõ:

Nếu các lỗ tổ có hình tròn hoặc hình bát giác hay ngũ giác, sẽ có khoảng trống giữa chúng. Điều này không chỉ kém sử dụng về không gian, mà con Ong còn phải lãng phí một lượng lớn sáp để bít kín các khoảng cách giữa các lỗ tổ đó.

Để chứng minh cho cái đầu “vĩ đại” của những chú Ong nhỏ bé, người ta đo kỹ càng các lỗ lục giác của tổ Ong và tìm ra nhiều thông tin rất thú vị: Mỗi tổ Ong có nhiều ống hình lục giác sáu góc) mỗi lục giác có mỗi cạnh ngoài đo được 2.7mm, chiều sâu 11.3mm đáy hình thoi.

Chứng minh bằng toán học sẽ thấy: Nếu có nhiều ống hình lục giác, chung một thể tích và chung một miệng; thì lỗ đáy phẳng tốn sáp hơn lỗ đáy gồm có ba hình thoi.

Nếu muốn tốn ít sáp nhất thì phải dùng đáy hình thoi mà Ong đã phát minh ra; nguyên do là dùng đáy ghềnh thì tốn sáp hơn đáy phẳng nhưng lại có thể bớt bờ thành chiều cao nên kết quả lại lợi hơn.

Không chỉ có lợi trong tiết kiệm nguyên vật liệu, tận dụng khoảng không, cấu trúc tổ Ong được đánh giá là cấu trúc tốt nhất cho sự ổn định và đàn hồi nên là dạng cấu trúc không thể thiếu trong xây dựng cầu, các tòa nhà, cần sự vững mạnh khi có động đất; hoặc trong thiết kế cánh máy bay, vách vệ tinh, tàu con thoi cùng vô số thiết bị gia dụng, điện tử khác.

Trong thế giới câu cá, “chú Ong thợ” Daiwa cũng đã kịp đưa cấu trúc thần thánh này vào chế tác cần câu với tên gọi “3DX Technology”.

Nguyên lý thiết kế

Thông thường, các tấm sợi carbon được dệt theo hai hướng sợi. Riêng Daiwa đã phát triển một loại vải Carbon có ba hướng sợi. Từng tấm Carbon có mật độ sợi dày đặc, ken chặt, phân đều sức mạnh cho tất cả các hướng, được dệt thành tấm lớn theo nguyên tắc tạo vô số hình lục giác trong kết cấu, gọi là dải Carbon 3DX.

Mô phỏng kết cấu 3DX Khi chế tác blank cần, lõi cần đã được thực hiện công nghệ X45 sẽ được gia cố lớp ngoài cùng bằng một lớp 3DX, mục đích là gia tăng sức mạnh cho cần, chống xoắn vặn hay biến dạng khi tải nặng đồng thời phô bày vẻ đẹp “công nghệ” đầy thu hút cho cần câu.

3DX được lồng vào blank trong quá trình sản xuất, kết hợp với kỹ thuật gia tăng độ nén, sẽ tạo ra một blank cần có đường kính nhỏ; cần câu trông thanh mảnh hơn, nhẹ nhàng hơn, hành động nhanh hơn, mồi sẽ bay ổn định hơn nên bay xa và chính xác, người câu vì thế cũng được giải phóng bớt sự mệt mỏi và căng thẳng.

Tuy nhiên, điểm mạnh nhất của “3DX” là khả năng đàn hồi nhanh. Điều này vô cùng ý nghĩa với loại cần có action slow, khi cần câu được thực hiện thao tác quăng mồi hoặc rung lắc trong hoạt động tạo thủ thuật khi lure mồi giả, hoặc khi con cá mắc câu, nó cong xuống dễ dàng và đàn hồi nhanh trở lại, loại bỏ sự rung lắc, không vững thường thấy ở cần có action slow.

Bạn thấy đấy, cần câu tích hợp công nghệ 3DX thật đẹp. Một cây cần được bao bọc kiên cố bằng vải Carbon với vô số hình lục giác giống như những họa tiết trang trí có sức thu hút mãnh liệt, đó không chỉ là sự bắt mắt, đó là vẻ đẹp công nghệ đầy trí tuệ. Nó không chỉ tạo cảm giác hưng phấn cho người dùng, mà còn xác lập rõ nét sự tinh tế của họ trong trò chơi câu cá.

cần câu cá độc lạ
Bất Ngờ Với Muôn Kiểu Cần Câu Cá Độc Lạ Mạ Bạn Chưa Hề Biết
29 Tháng mười, 2020
cần câu carbon
Cần Câu Carbon Được Làm Như Nào Kết Cấu Của Cần Như Thế Nào
17 Tháng mười một, 2020
khoen cần câu
Nhận Biết Khoen Cần Câu Giữa Các Loại Cần Khác Nhau
12 Tháng mười một, 2020