đại tây dương

Những Bí Ẩn Đằng Sau Liên Quan Tới Đại Tây Dương

4.9/5 - (8 bình chọn)

Đại Tây Dương là đại dương lớn thứ 2 trên Trái Đất và chiếm khoảng 1/5 diện tích hành tinh với tổng diện tích khoảng 106.400.000 km², được bao quanh bởi châu Mỹ về phía Tây, châu Âu và châu Phi về phía Đông.

Đại Tây Dương có bề rộng từ Đông sang Tây khoảng 9.600 km mỗi năm lại dang rộng thêm 2– 3 cm.

Vị Trí Địa Lý Đại Tây Dương

Vị Trí Địa Lý Đại Tây Dương

Đại Tây Dương được nối liền với Thái bình dương bởi Bắc Băng Dương về phía Bắc và hành lang Drake về phía Nam. Đại tây dương còn ăn thông với Thái bình dương qua một công trình nhân tạo là kênh đào Panama, và được ngăn với Ấn Độ Dương bởi kinh tuyến 20 độ Đông.

Nó được ngăn cách với Bắc băng dương bởi một đường kéo dài từ Greenland đến Tây bắc của Iceland và từ phía Đông bắc của Iceland đến cực Nam của Spitsbergen và North Cape về phía Bắc của Na Uy.

Đại Tây Dương có hình chữ S kéo dài từ Bắc xuống Nam và được chia ra làm hai phần: Bắc và Nam Đại Tây Dương bởi dòng nước ngược vùng xích đạo vào khoảng 8 vĩ độ Bắc.

Tam Giác Quỷ Kỳ Bí Trên Đại Tây Dương

Tam Giác Quỷ Kỳ Bí Trên Đại Tây Dương

Những vụ mất tích kỳ bí của máy bay, tàu biển trên vùng Tam giác quỷ Bermuda của Đại Tây Dương đã khiến con người đau đầu trong hàng thập kỷ.

Được tạo nên từ 3 đỉnh Miami, đảo Bermuda và đảo Puerto Rico, Tam giác Bermuda là một phần trong những huyền thoại của Đại Tây Dương, được mệnh danh là Tam giác quỷ, đây là nơi đã có không ít tàu bè và máy bay mất tích không để lại dấu vết nào.

Có nhiều vụ việc liên quan đến sự kỳ bí của vùng tam giác đặc biệt này, nổi bật nhất trong số đó là một đội máy bay ném bom của Hải quân Mỹ đã mất liên lạc và không bao giờ trở về nữa khi bay vào khu vực này.

Bên cạnh đó là những vụ mất tích bí hiểm của các tàu bè, máy bay dân dụng và điều đặc biệt là ngay trước khi biến mất khỏi hệ thống liên lạc, họ không hề phát tín hiệu cầu cứu.

Mặc dù có rất nhiều lý thuyết về những vụ mất tích được đưa ra nhưng không ai chứng minh được rằng tam giác Bermuda là nơi có tỉ lệ tai nạn cao hơn các khu vực vực khác trên khắp các đại dương.

Trên thực tế, ngày nay vẫn có những phương tiện di chuyển qua vùng biển này mà không gặp sự cố nào.

Truyền Thuyết Về Đại Tây Dương

Truyền Thuyết Về Đại Tây Dương

Tam giác Bermuda hay Tam giác quỷ là vùng biển có diện tích hơn 1.3 triệu km, nằm ngoài khơi mũi phía Đông Nam của Florida.

Khi Christopher Columbus đi ngang qua khu vực này trong chuyến tìm kiếm thế giới mới vào thế kỷ 15, ông đã mô tả có một ngọn lửa khổng lồ rơi xuống biển, nhiều chuyên gia dự đoán là thiên thạch và vài tuần sau thì khu vực này xuất hiện một luồng ánh sáng lạ.

Những Lời Đồn Xung Quanh Đại Tây Dương

Những Lời Đồn Xung Quanh Đại Tây Dương

Bên cạnh đó cũng có những giả thuyết có phần thực tế hơn như vòi rồng khổng lồ, sương mù hay một vụ phun trào khí metan lớn từ đáy biển đã ‘nuốt’ tàu bè và máy bay đi qua đây.

Trong tất cả những giả thuyết trên, không có cái nào đủ điều kiện giải đáp cho toàn bộ các tai nạn đã xảy ra ở Tam giác Bermuda.

Hơn nữa, trên đại dương mênh mông thì các cơn bão, rặng san hô, đá ngầm hoặc dòng hải lưu phức tạp đều là những mối đe dọa nguy hiểm với tàu bè, máy bay.

Chính vì thế, lãnh đạo hãng bảo hiểm Lloyd’s của Anh đã phủ nhận Tam giác Bermuda là vùng biển nguy hiểm trong các hợp đồng làm ăn của họ.

Phát Hiện Biển Nước Ngọt Khổng Lồ Dưới Đại Tây Dương

Phát Hiện Biển Nước Ngọt Khổng Lồ Dưới Đại Tây Dương

Một nghiên cứu mới cho thấy có một khoang nước ngọt khổng lồ ở phía dưới Đại Tây dương, ngay ngoài khơi bờ biển phía đông bắc nước Mỹ.

Kích thước của khoang nước ngọt khổng lồ này vẫn còn là một bí ẩn nhưng nó có thể trải dài từ ít nhất Massachusetts tới miền nam New Jersey, tương đương gần 350km.

Khu vực này gồm bờ biển của New York, Connecticut và Rhode Island. Nhiều khả năng, vùng nước ngọt phía dưới biển nước mặn này có từ thời kỷ băng hà.

Thế Giới Hoang Dã Đại Tây Dương

Thế Giới Hoang Dã Đại Tây Dương

Là đại dương lớn thứ hai trên Trái Đất, Đại Tây Dương không chỉ nổi tiếng với những dòng hải lưu mạnh và núi lửa ngầm dưới nước mà còn là ngôi nhà của một hệ sinh vật vô cùng phong phú.

Những con cá đuối dơi có chiều rộng 3 mét và cá nhồng dáng thuôn tụ lại để kiếm ăn ở 1.000 mét dưới mực nước biển, phía trên một ngọn núi ngầm ngoài khơi quần đảo Azore, Tây Ban Nha.

Núi ngầm có vai trò quan trọng đối với đời sống dưới biển bởi dòng hải lưu xung quanh đỉnh núi sẽ mang theo các dưỡng chất từ đáy biển, thúc đẩy sự phát triển của động thực vật, tạo thức ăn cho những sinh vật lớn hơn.

Một số loại san hô có khả năng phát sáng để bảo vệ chúng trước ánh sáng Mặt Trời. Những sinh vật độc đáo này phát quang rực rỡ dưới ánh sáng tử ngoại.

Cá cháo là loài thú săn mồi vô cùng nhanh nhẹn, có thể bơi với tốc độ 64 km/h. Trong ảnh, con cá cháo lớn dài 2,5 mét đang săn cá suốt trong hang động san hô ở ngoài khơi quần đảo Cayman.

Nhà quay phim Roger Horrocks chạm trán một con cá mập xanh, tò mò ở ngoài khơi quần đảo Azore. Loài vật này có thân mình thuôn dài, màu ánh chàm và là những tay bơi lội cừ khôi trong khu vực sinh sống ở Đại Tây Dương.

Chim cốc mào hoàng gia là loài săn mồi dưới nước rất khéo léo nhờ chất béo trong cơ thể, cặp chân khỏe và bàn chân có màng. Trong ảnh, những con chim đang đậu trên mỏm đá ở quần đảo.

Những con sư tử biển miền nam ở ven bờ quần đảo Falkland. Chân sau kiểu mái chèo quay về trước của loài động vật biển có vú này cho phép chúng đuổi theo những con chim cánh cụt gentoo, thường đến sinh sản hàng năm trên quần đảo

rạn san hô
Những Khám Phá Cực Sốc Về Rạn San Hô
21 Tháng Mười Hai, 2020
sông được hình thành như thế nào
Trải Qua Bao Thăng Trầm Sông Được Hình Thành Như Thế Nào
20 Tháng Mười Hai, 2020
thảm cỏ biển
Khám Phá Bí Mật Hệ Sinh Thái Thảm Cỏ Biển
21 Tháng Mười Hai, 2020

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *