Động Vật Ấn Độ Dương

Bạn Đã Khám Phá Ra Ấn Độ Dương Có Gì Bí Ẩn Chưa

4.9/5 - (25 bình chọn)

Ấn Độ Dương có diện tích 75.000.000 km² bao phủ 20% diện tích mặt nước trên Trái Đất. Đại dương này về hướng Bắc được giới hạn bởi bán đảo Ấn Độ, Pakistan và Iran.

Về hướng Đông bởi Đông Nam Á cụ thể là Myanma, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và châu Đại Dương, về phía Tây bởi bán đảo Ả Rập và châu Phi. Ấn Độ Dương mở tại hướng Nam và giáp Nam Băng Dương. Tên gọi được đặt theo tên của Ấn Độ.

Địa Lý Của Ấn Độ Đương

Địa Lý Của Ấn Độ Đương

Thềm lục địa của đại dương này hẹp với bề rộng trung bình 200 km, trừ biển ngoài khơi châu Úc có bề rộng hơn 1.000 km. Chiều sâu trung bình của đại dương là 3.890 m.

Điểm sâu nhất là Diamantina Deep ở rãnh Diamantina với độ sâu là 8.047 m, đôi khi người ta cũng nhắc đến rãnh Sunda với độ sâu 7.258 – 7.725 m.

Phía bắc của vĩ độ 50° Nam, 86% đại dương bị bao phủ bởi các trầm tích biển sâu, trong đó hơn phân nửa là đới globigerina. 14% còn lại bị phủ bởi các trầm tích lục địa.

Động Vật Ấn Độ Dương

Ở ấn độ dương đa dạng và nhiều động vật bí ẩn pho phú, những bí ẩn đó chưa được ai khám phá,rồi một ngày nào đó mọi chiện sẽ dần được hé lộ, một số động vật tiêu biểu bạn có thể tham khảo dưới đây.

  • Bạch tuộc đêm
  • Cá cúi
  • Cá heo Commerson
  • Cá heo đốm nhiệt đới
  • Cá heo Fraser
  • Cá heo không vây
  • Cá heo lưng bướu Thái Bình Dương
  • Cá heo mũi chai
  • Cá heo mũi chai Ấn Độ Dương
  • Cá heo răng nhám
  • Cá heo sọc
  • Cá heo Spinner
  • Cá heo voi lùn
  • Cá nhà táng
  • Cá nhà táng lùn
  • Cá nhà táng nhỏ
  • Cá nhám voi
  • Cá ông chuông
  • Cá voi Bryde
  • Cá voi đầu dưa
  • Cá voi mõm khoằm Blainville
  • Cá voi mõm khoằm Cuvier
  • Cá voi mõm khoằm Nhật Bản
  • Cá voi Sei
  • Cá voi vây
  • Cá voi xanh
  • Chi Cá heo mỏ

Các Đảo Rải Rác Tại Ấn Độ Dương

Các Đảo Rải Rác Tại Ấn Độ Dương

Các đảo rải rác tại Ấn Độ Dương bao gồm bốn quần đảo nhỏ, một rạn san hô vòng và đá ngầm tại Ấn Độ Dương, và cấu thành quận thứ năm của Vùng đất phía Nam và châu Nam Cực thuộc Pháp từ tháng 2 năm 2007.

Các đảo này không có dân cư cố định. Ba quần đảo – quần đảo Glorieuses, Juan de Nova và Europa – và rạn san hô vòng Bassas da India nằm tại eo biển Mozambique ở phía tây của Madagascar, trong khi đảo thứ tư là Tromelin, nằm cách 450 kilômét về phía đông của Madagascar. Cũng nằm trên eo biển Mozambique còn có đá ngầm Banc du Geyser.

Các đảo được phân loại là những khu bảo tồn thiên nhiên. Ngoại trừ Bassas da India, tất cả các đảo đều có trạm khí tượng: các trạm trên quần đảo Glorioso Islands, Juan de Nova và đảo Europa Island được tự động hóa.

Trạm khí tượng trên đảo Tromelin, thì cung cấp các cảnh báo về các cơn lốc đe dọa tới Madagascar, Réunion hay Mauritius. Mỗi một đảo, ngoại trừ Bassas da India và Banc du Geyser, đều có một đường băng dài trên 1.000 mét.

Mauritius, Comoros, Seychelles và Madagascar tranh chấp chủ quyền các đảo này với Pháp. Mauritius tuyên bố chủ quyền với Tromelin, Comoros và Seychelles tuyên bố chủ quyền với quần đảo Glorioso Islands, Comoros và Madagascar tuyên bố chủ quyền với Banc du Geyser và Madagascar tuyên bố chủ quyền với các đảo còn lại.

sông được hình thành như thế nào
Trải Qua Bao Thăng Trầm Sông Được Hình Thành Như Thế Nào
20 Tháng Mười Hai, 2020
đại tây dương
Những Bí Ẩn Đằng Sau Liên Quan Tới Đại Tây Dương
20 Tháng Mười Hai, 2020
thảm cỏ biển
Khám Phá Bí Mật Hệ Sinh Thái Thảm Cỏ Biển
21 Tháng Mười Hai, 2020

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *