cá chình

Bí Ẩn Tại Sao Cá Chình Có Môi Trường Sống Đặc Biệt Vậy

4.7/5 - (8 bình chọn)

Cá chình loài cá có thể sinh sống ở môi trường nước mặn và nước ngọt. Chúng có hình dáng giống với những con lươn.

Cá chình là dòng cá thuộc bộ cá chình, tên tiếng anh khoa học của chúng là Anguilliformes và có khoảng 900 loài đang sinh sống ở trên thế giới.

Cá chình là dòng cá di cư và có môi trường sống khá phong phú. Chúng phân bổ rộng rãi từ khu vực Ấn ĐỘ Dương cho đến Thái Bình Dương.

Môi Trường Sinh Sống Của Cá Chình

Môi Trường Sinh Sống Của Cá Chình

Chúng sinh sản ở biển nhưng di cư từ đó vào các sông nước ngọt, từ sông cái đi vào các khe, suối đầu nguồn có dòng chảy ổn định quanh năm và sống ở đó, đến lúc trưởng thành lại quay về đại dương sinh sản. Những con cá chình ở giai đoạn còn nhỏ được gọi là cá chình gương.

Cá con khi di cư vào nước ngọt có kích thước rất nhỏ nhưng khả năng sinh tồn của chúng rất cao, khả năng di chuyển, tập tính săn mồi và thời gian hoạt động của chúng rất khác với các loài cá thông thường trong cùng một môi trường.

Cá chình nước ngọt thường rất sợ ánh sáng, chúng chỉ hoạt động vào ban đêm và sống trong các hang đá hoặc các hốc trong các sông, suối có độ sâu, nhiệt độ và hàm lượng ôxy trong nước thích hợp.

Đặc Điểm Sinh Học Cá Chình

Đặc Điểm Sinh Học Cá Chình

Cá thích bóng tối, sợ ánh sáng nên ban ngày chui rúc trong hang, dưới đáy ao, nơi có ánh sáng yếu, tối bò ra kiếm mồi di chuyển đi nơi khác.

Da và ruột cá có khả năng hô hấp, dưới 15oC chỉ cần giữ cho da cá ẩm ướt là có thể sống được khá lâu. Trời mưa cá hoạt động rất khoẻ bò trườn khắp ao.

Cá chình là loài cá có phạm vi thích nhiệt rộng, nhiệt độ từ 1 – 38oC cá đều có thể sống được, nhưng trên 12oC cá mới bắt đầu mồi. Nhiệt độ sinh trưởng là 13 – 30oC thích hợp nhất là 25 – 27oC.

Hàm lượng oxy hòa tan trong nước yêu cầu phải trên 2 mg/1, 5 mg/l là thích hợp cho sinh trưởng, vượt quá 12 mg/l dễ sinh ra bệnh bọt khí.

Đặc Điểm Nhận Dạng Và Tập Tính Cá Chình

Đặc Điểm Nhận Dạng Và Tập Tính Cá Chình

Cá chình nước ngọt thường di chuyển liên tục đến lúc đạt một kích thước nhất định chúng mới thường trú tại chỗ, cá chình nước ngọt được tìm thấy ở các khe suối đầu nguồn có những nơi lên đến 500m độ cao so với mực nước biển, con trưởng thành lớn nhất săn được tại sông A Vương nặng 18 kg.

Đây là loại cá có hàm lượng dinh dưỡng cao, là món ăn rất được ưa chuộng hiện nay nên chúng rất đắt.

Thức ăn của cá chình

Thức ăn của cá chình

Cá chình là dòng cá ăn tạp, thức ăn chúng khá đa dạng và phong phú. Trong tự nhiên, cá chình thường ăn các loại động vật nhỏ: cá nhỏ, các động vật giáp xác tôm nhỏ, giun nhiều tơ, mực, côn trùng sống ở tầng đáy, các loại sinh vật phù du và một số loại thực vật rong, rêu và tảo.

Tập Tính Sinh Sản Của Cá Chình

Tập Tính Sinh Sản Của Cá Chình

Cá chình là loài cá di cư, cá mẹ đẻ ở biển sâu, cá con sau khi nở trôi dạt vào bờ biển, cửa sông, vùng nước ngọt kiếm mồi và lớn lên. Khi trưởng thành, cá lại di cư ra biển sâu để đẻ trứng.

Cá chình là dòng cá có tập tính di cư để sinh sản. Thông thường, khi đến độ tuổi sinh sản cá cái từ 4 – 6 năm tuổi, cá đực 3 – 4 năm tuổi mới thành thục, cá sẽ bơi ra khu vực biển sâu để đẻ trứng và thụ tinh.

Cá cái một lần sinh sản có thể đẻ được từ 7 – 12 triệu quả trứng. Trứng sau khi đẻ và được thụ tinh, khoảng 2 – 3 ngày sau sẽ nở và ấu trùng cá sẽ di chuyển lên tầng mặt của biển để sinh sống.

Cá con sau khi nở khoảng 165 ngày sẽ trôi dạt vào cùng cửa sông để phát triển.

Các Dòng Cá Chình Hiện Nay

Các Dòng Cá Chình Hiện Nay

Cá chình là dòng cá rất đa dạng về chủng loại, chúng phân bổ ở khắp mọi nơi trên thế giới từ biển cho tới ao hồ nước ngọt. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu 1 số dòng cá chình phổ biến ở nước ta.

Cá chình điện

Cá chình điện hay còn được gọi là lươn điện, chúng có tên gọi tiếng anh là Electrophorus electricus. Cá chình điện có điểm vô cùng đặc biệt đó chính là phát ra điện để làm tê liệt kẻ thù và con mồi.

Cá chình điện có thân hình giống với đặc điểm của loài cá chình như đã nói ở trên. Loài cá này có cân nặng lên đến 20kg và chiều dài của cá lên đến 2.5m khi cá trưởng thành.

Điểm đặc biệt của loài cá này là ở 2 bên sống lưng của cá có khả năng phát ra điện. Loài cá chình điện sinh sống chủ yếu ở khu vực Bắc Nam Mỹ thuộc lưu vực của con sông Amazon và sông Orinoco thuộc Peru.

Cá chình bông

Cá chình bông là dòng cá chình rất phổ biến tại nước ta. Tên tiếng anh của cá chình bông là Anguilla marmorata. Cá chình bông có thân hình thuôn dài, trên thân của chúng có vân hoa trông rất giống với loài trăn.

Loài cá chình bông không có vây bụng, có những cá thể không có vây ngực. Vây lưng và vây hậu môn của cá khá dài, loài cá chình bông không có gai cứng. Điểm đặc biệt nữa của loài cá chình bông chính là phần bong bóng thông với ruột.

Loài cá chình bông sinh sống trong môi trường nước ngọt, khi chúng trưởng thành và đến kỳ sinh sản sẽ bơi ra biển để sống và diễn ra quá trình sinh sản.

Cá chình bông khi trưởng thành có chiều dài từ 1.5 – 2m và cân nặng đạt đến 20kg – được mệnh danh là cá chình khổng lồ. Loài cá này có tuổi thọ khá cao, chúng có thể sống lên đến 40 năm.

Cá chình mun

Cá chình mun là 2 dòng cá chình nước ngọt nổi tiếng của nước ta bên cạnh dòng cá chình bông. Cá chình mun có thân hình giống với cá chình bông nhưng kích thước của chúng nhỏ hơn, và màu nhạt hơn.

Cá chình mun hiện tại ở nước ta chỉ còn lại rất ít cá thể, chúng được xếp vào sách đỏ những loài cần được bảo tồn.

Cá chình biển

Cá chình biển còn có tên tiếng anh là conger eel, dòng cá này chuyên sinh sống trong môi trường nước ngọt. Chúng không sống ở môi trường nước ngọt và nước lợ.

Loài cá chình biển không có vây xung quanh nhưng phía dưới ngực lại có vây. Cá chình biển thường hoạt động vào bạn đêm và chúng sinh sống ở gần các dãy đá ngầm ở khu vực bờ biển.

Đến kỳ sinh sản, các đực và cá cái sẽ giao phối và đẻ trứng ngay tại nơi chúng sống mà không cần di cư. Một chú cá chình trưởng thành có thể dài đến 3m và cân nặng dao động trong khoảng 110kg.

Cá chình biển phân bổ rộng và tập trung ở khu vực biển Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

Cá chình moray

Cá chình moray là dòng cá chình sinh sống trong môi trường nước mặn. Chúng sinh sống trong các rạn san hô ngầm sâu khoảng 200m tại các vùng biển nhiệt đới và biển cận nhiệt đới.

Loài cá chình moray là loài cá chuyên hoạt động về đêm. Loài cá chình này có thân hình giống hệt với những con rắn, loài cá chình này có hàm răng vô cùng sắc nhọn, cơ thể của chúng có những vệt màu dọc cơ thể.

Cá chình moray thường sinh sống ở các khu vực thuộc biển Địa Trung Hải, vùng biển Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Cá chình bọc

Cá chình bọc còn có tên gọi khác là cá chình Ninja hay cá giấu đầu lòi đuôi. Đặc điểm của dòng cá chình này là có phần đầu và đuôi gần giống nhau, toàn bộ thân hình của chúng là màu đen.

Cá chình bọc có kích thước nhỏ, chiều dài của chúng chỉ khoảng 30cm khi trưởng thành. Loài cá này không có xương chỉ có phần sụn giòn, khi ăn rất giống với thịt bò, rất thơm và ngậy.

Bên cạnh những loài cá chình kể trên, còn rất nhiều loài cá chình khác các bạn cũng nên tìm hiểu thêm: cá chình hồng, cá chình mỡ, cá chình ao đất.

cá chẽm
Những Điều Mà Ai Cũng Nên Biết Về Cá Chẽm
17 Tháng mười hai, 2020
sinh vật biển
Khám Phá Bí Mật Về Các Loài Sinh Vật Biển
20 Tháng mười hai, 2020
mồi câu cá dìa
Khám Phá Bí Mật Làm MỒI CÂU CÁ DÌA Đơn Giản Mà Hiệu Quả
13 Tháng mười hai, 2020

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *