sông được hình thành như thế nào

Trải Qua Bao Thăng Trầm Sông Được Hình Thành Như Thế Nào

4.6/5 - (9 bình chọn)

Sông là dòng nước lưu lượng lớn thường xuyên chảy, có nguồn cung cấp chủ yếu là từ hồ nước, từ các con suối hay từ các con sông nhỏ hơn nơi cao hơn.

Các dòng sông hầu hết đều đổ ra biển nơi tiếp giáp với biển được gọi là cửa sông. Trong một vài trường hợp, sông chảy ngầm xuống đất hoặc khô hoàn toàn trước khi chúng chảy đến một vực nước khác.

Các con sông nhỏ cũng có thể được gọi bằng nhiều tên khác nhau như suối, sông nhánh hay rạch. Không có một chuẩn nào để gọi tên gọi cho các yếu tố địa lý như sông, suối, mặc dù ở một số quốc gia, cộng đồng thì người ta gọi dòng chảy là sông, rạch tùy thuộc vào kích thước của nó.

Các con sông là một thành phần quan trọng trong vòng tuần hoàn nước, nó là các bồn thu nước từ nước mưa chảy tràn, tuyết hoặc nước ngầm và vận chuyển các loại nước này ra đại dương.

Sông Nine, sông Amazom, sông Trường Giang là những con sông dài hàng đầu thế giới.

Phân Loại Hình Thành Của Sông

Phân Loại Hình Thành Của Sông

Sông trẻ: là một con sông có độ dốc, có ít dòng chảy nhánh và có dòng chảy nhanh. Các lòng dẫn của nó xâm thực sâu phát triển mạnh hơn xâm thực ngang. Ví dụ như sông Brazos, Trinity và Ebro.

Sông trưởng thành: là một con sông có độ dốc nhỏ hơn sông trẻ và có dòng chảy chậm hơn. Sông trưởng thành có nhiều nhánh sông đổ vào và có lưu lượng lớn hơn sông trẻ.

Lòng sông xâm thực ngang lớn hơn xâm thực sâu như sông Mississippi, Saint Lawrence, Danube, Ohio, Thames và Paraná.

Sông già: là một con sông có độ dốc thấp và có năng lượng xâm thực nhỏ. Các sông già đặc trưng bởi các bãi bồi như Hoàng Hà, sông Hằng, Tigris, Euphrates, sông Ấn và Nile.

Rejuvenated river: là sông có độ dốc tạo ra bởi sự nâng lên của kiến tạo.

Sông Ở Việt Nam

Sông Ở Việt Nam

Việt Nam hiện có 2360 con sông dài trên 10 km, trong đó 93% là các con sông ngắn và nhỏ,và kênh lớn nhỏ. Dọc bờ biển, khoảng 23 km có một cửa sông và theo thống kê có 112 cửa sông ra biển.

Các sông lớn ở việt nam thường bắt nguồn từ bên ngoài, phần trung du và hạ du chảy trên đất việt nam.

Các hệ thống sông lớn qua bản đồ Việt Nam

Các hệ thống sông lớn qua bản đồ Việt Nam

Theo thống kê, nước ta có 9 hệ thống sông lớn trải dài từ Bắc vào Nam.

Hệ thống sông Hồng

Hệ thống sông Hồng là hệ thống sông lớn nhất Việt Nam. Hệ thống sông hồng có rất nhiều phụ lưu, hai phụ lưu quan trọng nhất là Sông Đà và Sông Lô.

Hai phụ lưu chính này cùng với các phụ lưu khác tạo thành mạng lưới sông hình rẻ quạt và hội tụ tại việt trì. Chính dạng mạng lưới sông này đã tổ hợp lũ các phụ lưu vói lũ của dòng chính để gây nên những trận lũ lớn ở đồng bằng Bắc Bộ.

Hệ thống sông Thái Bình

Hệ thống sông Thái Bình gồm sông Thái Bình cùng các phụ lưu và chi lưu của nó,các phụ lưu gồm sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam ở thượng nguồn.

Tổng chiều dài của hệ thống khoảng 1.650 km và diện tích lưu vực khoảng 10.000 km². Ngoài ra, hệ thống sông này còn nhận một phần dòng chảy của sông Hồng, để đổ ra biển Đông.

Hệ thống sông Bằng Giang

Hệ thống sông Bằng Giang gồm 2 sông chảy ngược hướng nhau và gặp nhau ở Quảng Tây Trung Quốc, tạo thành sông Tả Giang chảy vào sông Tây Giang đổ ra biển Quảng Châu.

Hệ thống sông Mã

Sông Mã là một con sông của Việt Nam và Lào có chiều dài 512 km, trong đó phần trên lãnh thổ Việt Nam dài 410 km và phần trên lãnh thổ Lào dài 102 km.

Lưu vực của sông Mã rộng 28.400 km², phần ở Việt Nam rộng 17.600 km², cao trung bình 762 m, độ dốc trung bình 17,6%, mật độ sông suối toàn lưu vực 0,66 km/km².

Lưu lượng nước trung bình năm 52,6 m³/s. Sông Mã chủ yếu chảy giữa vùng rừng núi và trung du. Phù sa sông Mã là nguồn chủ yếu tạo nên đồng bằng Thanh Hóa lớn thứ ba ở Việt Nam.

Hệ thống sông Cả

Ngàn Cả hay sông Cả là tên cũ của sông Lam,ngày nay, sông Cả chỉ phần nhánh chính từ Nghệ An của sông Lam. Nhánh này hợp với nhánh lớn thứ hai là sông La, từ Hà Tĩnh, để tạo thành phần hạ nguồn của sông Lam.

Hệ thống sông Thu Bồn

Sông Thu Bồn với diện tích lưu vực rộng 10,350 km2, là một trong những sông nội địa có lưu vực lớn nhất Việt Nam.

Sông bắt nguồn từ khối núi Ngọc Linh thuộc huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum và đổ ra biển tại cửa Đại, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, một nhánh chảy vào sông Vĩnh Điện để đổ nước vào sông Hàn, Đà Nẵng.

Trước khi đổ ra biển tại cửa Đại, một phần nước của sông chảy vào sông Trường Giang để đổ ra vịnh An Hòa Tam Quang, huyện Núi Thành.

Sông Thu Bồn cùng với sông Vu Gia, hợp lưu tại Đại Lộc tạo thành hệ thống sông lớn có vai trò rất quan trọng đối với đời sống và tâm hồn người Quảng.

Hệ thống sông Ba

Sông Ba phần thượng lưu gọi là Ea Pa, Ia Pa, phần hạ lưu gọi là Đà Rằng, là con sông lớn nhất vùng ven biển miền Trung, chảy qua 4 tỉnh miền Trung Việt Nam là Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc và Phú Yên với diện tích lưu vực 13.900 km².

Hệ thống sông Đồng Nai

Sông Đồng Nai là con sông nội địa dài nhất Việt Nam, lớn thứ nhì Nam Bộ về lưu vực, chỉ sau sông Cửu Long. Sông Đồng Nai chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh với chiều dài 586 km và lưu vực 38.600 km².

Hệ Thống sông Mê Kông

Sông Mê Kông là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, bắt nguồn từ Tây Tạng, chảy qua Trung Quốc, Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia và đổ ra Biển Đông ở Việt Nam.

nước ngọt
Hệ Sinh Thái Nước Ngọt Được Hình Thành Từ Những Bí Ẩn Gì
20 Tháng mười hai, 2020
thảm cỏ biển
Khám Phá Bí Mật Hệ Sinh Thái Thảm Cỏ Biển
21 Tháng mười hai, 2020
rạn san hô
Những Khám Phá Cực Sốc Về Rạn San Hô
21 Tháng mười hai, 2020

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *