Những Tin Tức Bí Ẩn Xoay Quang Vùng Nước Mặn
Nước mặn là thuật ngữ chung để chỉ nước chứa một hàm lượng đáng kể các muối hòa tan chủ yếu là NaCl. Hàm lượng này thông thường được biểu diễn dưới dạng phần nghìn hay phần triệu hoặc phần trăm (%) hay g/l.
Khái niệm nước mặn cũng thay đổi tùy theo các quan điểm nhìn nhận. Chẳng hạn, Bách khoa Toàn thư Việt Nam coi nước mặn là tên gọi để chỉ một trong hai trường hợp:
- Nước có chứa muối NaCl hoà tan với hàm lượng cao hơn nước lợ, thường quy ước trên 10 g/l.
- Thuật ngữ gọi chung các loại nước chứa lượng muối NaCl cao hơn nước uống thông thường (> 1g/l).
Mục Lục Bài Viết
Môi Trường Sống Của Nước Mặn
Các môi trường sống chứa nước mặn, được gọi là môi trường sống nước mặn. Các động vật có khả năng sinh sống trong môi trường nước mặn đòi hỏi phải có các cơ chế điều chỉnh đặc biệt, chẳng hạn các tuyến bài tiết muối hay gia tăng năng lực bài tiết của thận, hệ thống mạch Malpighi.
Các dạng thực vật có khả năng thích nghi với môi trường sống nước mặn gọi là cây ưa mặn hay cây chịu mặn.
Hồ Nước Mặn Lớn Nhất Thế Giới
Được hình thành cách đây 25 triệu năm, hồ Karakul, hay còn gọi là hồ Đen, ở Tajikistan là điểm đến thu hút nhiều du khách ưa mạo hiểm trên thế giới.
Tọa lạc trên độ cao gần 4.000 m, giữa dãy núi Pamir cao chót vót ở Tajikistan, hồ Karakul nằm ở vị trí sát với mây trời hơn cả hồ Titicaca huyền thoại của Nam Mỹ.
Với diện tích khoảng 380 km2 và sâu 230 m, người ta cho rằng hồ được hình thành do một mảnh thiên thạch đâm vào trái đất cách đây khoảng 25 triệu năm.
Ban đầu, hồ mang tên là Victoria. Sau đó, người ta mới gọi nơi này là Karakul hoặc hồ Đen. Vào mỗi thời điểm trong ngày, nước hồ mang màu sắc khác nhau, từ màu lam, ngọc lục bảo đến màu xanh coban. Điều đó khiến nơi đây trở thành điểm đến thu hút tại khu vực Trung Á.
Được bao quanh là các mỏ muối, hồ Karakul không có dòng chảy và là một trong những hồ nước mặn nhất châu Á.
Hàm lượng muối trong hồ cao đến mức không có loài sinh vật nào sống ngoài barbatula barbatula, một loài cá chuyên sống tại đáy cát trong các hồ nước. Tuy nhiên, tình trạng trên các hòn đảo giữa hồ thì ngược lại. Nhiều loài chim di cư đến đây sinh sống.
Karakul là phiên bản biển Chết của châu Á. Hồ mặn đến mức khiến tàu thuyền bị lật khi qua lại trên mặt nước. Vào mùa hè, du khách ưa mạo hiểm từ khắp nơi trên thế giới đổ về.
Hồ là một phần của Công viên Quốc gia Tajik nhưng đường đi lối lại ở đây tương đối khó khăn.
Cá sấu Nước Mặn Khổng Lồ
Chủ sở hữu một trang trại cá sấu ở Úc vừa kể về cú sốc của mình sau khi tìm thấy một dụng cụ y tế bên trong dạ dày của một con cá sấu dài 4,7m.
Đây là con cá sấu nước mặn có tên là MJ, nó chết tại trang trại cá sấu Koorana gần Rockhampton, Queensland, ở phía đông bắc của nước Úc. Sau đó, người ta đã mổ thi thể của nó.
Bên trọng dạ dày của con cá sấu này ngoài những viên đá có kích cỡ khác nhau dùng để nghiền thức ăn, người ta còn thấy một dụng cụ phẫu thuật. Thứ mà chưa bao giờ họ nghĩ rằng có thể tìm thấy ở đây.
Theo chủ trang trại, không rõ dụng cụ y tế này là của người hay động vật. Con cá sấu này chắc chắn đã ăn một thứ gì đó mang dụng cụ này, có thể là người hoặc thú cưng.
Hồ Nước Mặn Cao Nhất Thế Giới
Hồ Zhari Namco nằm ở độ cao 4.700 m so với mực nước biển, được ví như “hòn ngọc bích” giữa các đỉnh núi trên cao nguyên Tây Tạng.
Với diện tích 1023km2, dài 54,3km và rộng trung bình 18,36km, Zhari Namco là hồ nước lớn thứ 3 ở Tây Tạng sau hồ NamSto và Siling Sto.
Có rất nhiều loại động vật hoang dã sinh sống tại các đồng cỏ và vùng đất ẩm ướt quanh hồ như: linh dương, lừa hoang châu Á, mòng biển đầu đen, sếu cổ đen hay ngỗng đầu sọc…Nơi đây được ví như “hòn ngọc bích” của cao nguyên Tây Tạng.