Bật Mí Bí Mật Sự Thật Đằng Sau Sự Tồn Tại Của Cá Bạc Má
Cá bạc má là một loài cá trong họ Cá thu ngừ, còn được gọi là cá thu Ấn Độ. Cá bạc má thường được tìm thấy ở Ấn Độ và Tây Thái Bình Dương, và các vùng biển của xung quanh.
Cá bạc má được tìm thấy ở vùng biển ấm áp nông dọc theo bờ biển của đại dương Thái Bình Dương Ấn Độ và phương Tây.
Phạm vi của nó kéo dài từ Biển Đỏ và Đông Phi ở phía tây Indonesia ở phía đông, và từ Trung Quốc và quần đảo Ryukyu ở phía bắc Úc, Melanesia và Samoa ở phía nam, chúng cũng đã được tìm thấy ở Địa Trung Hải qua kênh đào Suez.
Mục Lục Bài Viết
Nhận Biết Cá Bạc Má
Cá bạc má có thân hình thuôn dài, hơi dẹt bên. Ở Việt Nam, cá bạc má đánh bắt được có chiều dài dao động từ 72 đến 280 mm, trung bình 209 mm.
Chiều dài đánh bắt ở các vùng biển khác nhau cũng khác nhau, ở vùng biển Vũng Tàu là 72 đến 295 mm, ở Côn Đảo là từ 62 đến 260 mm.
Còn ở vùng biển Phan Thiết từ 135 đến 295 mm. Cá bạc má có vây đuôi mảnh, có 2 đến 3 gờ da nổi mỗi bên. Hai vây lưng rời nhau.
Sau vây lưng thứ hai và vây hậu môn có các vây phụ. Vây ngực chúng nằm cao, cá bơi nhanh và khoẻ, thích hợp với lối sống di cư xa.
Đặc Điểm Sinh Sống Của Cá Bạc Má
Các bạc má sống từng đàn rất đông vì chủng loại này đi từng bầy không rải rác như các loại cá biển khác. Ban đêm chúng di chuyển trông như một vầng kim quang dưới biển.
Cá bạc má có hiện tượng di cư thảng đứng ngày đêm thể hiện khá rõ. Sản lượng cá đánh được bằng lưới kéo đáy cao nhất là vào lúc bình minh và giữa trưa, còn lưới kéo tầng cao nhất là từ 20 đến 24 giờ đêm.
Bạc má là loại cá ăn bọt nước hoặc sứa biển, chúng ăn động vật nổi giáp xác, cá con. Cá bạc má chủ yếu ăn động vật phù du và một thực vật phù du. Cường độ bắt mồi của cá cái cao hơn cá đực, cá chưa chín muồi sinh dục cao hơn cá trưởng thành.
Nhìn chung, thức ăn của cá bạc má chủ yếu là phiêu sinh vật, ấu trùng hay những loài tôm cá nhỏ, cho nên khi kiếm ăn chúng bơi theo đàn và há miếng to hết cỡ để lọc nước qua mang lấy thức ăn.
Khi cá bạc má há miệng kiếm mồi trong làn nước bạc nhìn khá giống loài cá ăn thịt piranha ở Nam Mỹ, cộng thêm việc khi cá trưởng thành, chúng thường xuất hiện ở các vịnh gần bờ, hải cảng và các bãi biển đông người. Với các yếu tố này nên làm không ít du khách tắm biển phát hoản khi nhìn thấy chúng lước nhanh trong nước.
Cá bạc má sinh trưởng rất nhanh trong năm đầu và đạt trung bình 113 mm. Từ năm thứ 2, tốc độ tăng trưởng chậm dần. Mùa sinh sản của cá bạc mà kéo dài từ cuối mùa khô tháng ba, cho đến cuối mùa mưa tháng mười hai với hai đỉnh đẻ rộ vào tháng 3 – 6 và tháng 9 – 10.
Cá Bạc Má Ích Hữu Có Những Lợi Ích Gì Cho Sức Khỏe?
Trong cá bạc má có chứa dồi dào các chất dinh dưỡng như protein, các vitamin, sắt, kẽm, khoáng chất, canxi, photpho, cung cấp cho cơ thể lượng dưỡng chất cần thiết.
Không chỉ vậy, axit béo của cá có khả năng kháng viêm, chống sưng, phục hồi vết thương tốt, hổ trợ nâng cao hệ miễn dịch, nhất là đối với trẻ.
Hổ trợ tốt cho mắt
Cá bạc má chứa vitamin A rất tốt cho mắt, ngăn ngừa thị lực kém đặc biệt đối với người già và trẻ em có vấn đề về mắt. Ngoài ra, hàm lượng Omega 3 cao có trong cá cũng giúp sáng mắt, hạn chế mỏi mắt, khô mắt do điều tiết nhiều.
Tốt cho hệ tim mạch và trí não
Các bạc má là nguồn cung cấp nhiều axit béo Omega 3. Dưỡng chất này có tác dụng giảm thiểu lượng mỡ trong máu, ngăn ngừa chứng đột quỵ, đồng thời hổ trợ chống các mảng bám trong thành động mạch, giúp hệ tim mạch hoạt động ổn định, nhất là đối với người lớn tuổi.
Bên cạnh đó, Omega 3 còn được biết đến là chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của não bộ.