Chia Sẻ Công Thức Bảo Quản Mồi Câu Sống Khi Đi Câu Không Bị Hư
Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của ngành đồ câu, các nhà sản xuất đã cho ra đời những con mồi giả y như thật, vô cùng tự nhiên và sống động.
Thế nhưng câu cá theo kiểu truyền thống bằng mồi sống vẫn là một trong những lựa chọn ưa thích của dân câu bởi chi phí tiết kiệm và cũng là sự lựa chọn tối ưu trong những ngày cá không ăn mồi giả.
Mồi sống có thể dễ dàng mua tại các shop chuyên bán dụng cụ câu cá hoặc tự mình câu cá làm mồi.
Cá con các loại trùn là những loại mồi thường hay được dùng do chúng rẻ, dễ mua và dể bảo quản.
Dù thế nào thì nguyên tắc là phải giữ cho con mồi còn sống là yếu tố quan trọng của cần thủ, hôm nay Vua Câu Cá hướng dẫn mồi vài cách giữ bảo quản mồi câu cá tốt nhất hiện được hội nhóm câu hay sử dụng.
Mục Lục Bài Viết
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Bảo Quản Cá Mồi
Giữ cho mồi sống là yếu tố tiên quyết để buổi câu thành công. Sau đây là một số gợi ý giúp mồi sống lâu, nhất là những ngày hè.
Giữ cho chúng mát: Không có gì giết chết cá mồi nhanh hơn là nhiệt độ cao. Hãy đặt xô đựng cá vào chỗ râm mát và tránh ánh nắng.
Nước ấm làm giảm đáng kể lượng ô xy trong nước. Một chút đá cho vào nước theo định kỳ nhưng không được cho nhiều quá gây sốc cá và giết chúng.
Thay nước: Nếu nước trong thùng hoặc xô chứa cá bị bẩn do chất thải của cá hoặc khi thấy mang của chúng phập phồng nhiều báo hiệu chúng cần thêm không khí thì nên thay nước ngay.
Nếu người câu đang ở sông hoặc hồ, hãy lấy nước ở đó thêm vào từng ít một, không đổ tràn xô một lần.
Cá cần phải thích nghi dần với nhiệt độ mới vì nhiệt độ nước thay đổi đột ngột cá sẽ bị sốc và chết. Nếu thay nước bằng nước vòi dùng ở nhà, nên cho thêm vào một ít de-chlorinator để loại bỏ Clo.
Mua thùng hoặc xô chuyên dụng có chỗ gắn bộ sục khí thích hợp với số lượng cá chứa trong đó. Thùng nhỏ mà đựng nhiều cá sẽ làm giảm lượng ôxy và tăng lượng Amoniac độc hại từ chất thải của chúng.
Có rất nhiều loại thùng trữ cá nhưng trong phạm vi bài viết này chỉ xin giới thiệu 3 loại thùng câu cá trong mùa nóng và mùa lạnh.
Dữ Mồi Bằng Thùng Xốp
Thùng Xốp có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ giữ mồi được sống lâu, đặc biệt là vào mùa lạnh vì loại thùng này cách nhiệt được với môi trường bên ngoài và giữ cho nước trong thùng có nhiệt độ ổn định.
Nhưng chúng cũng có nhược điểm là khá mỏng manh và muốn thay nước cũng khá bất tiện do nắp thùng thường bị hít chặt vào mùa lạnh.
Nếu tìm cách lấy nước ra, cá cũng dễ trôi theo ra ngoài. Có thể khắc phục nhược điểm này bằng cách bôi một lớp Vaseline mỏng quanh nắp thùng để mở nắp thùng ra được dễ dàng.
Bảo Quản Mồi Bằng Thùng Nhựa Lót Xốp
Loại thùng này được đúc nhựa, bên trong có lót một lớp xốp. Lớp xốp lót mặt trong giúp cho cá luôn mát mẻ trong những ngày nóng bức và giữ cho nhiệt độ ổn định trong những ngày trời lạnh.
Chỉ cần thêm thiết bị sục khí ôxy chạy bằng pin là có thể giữ cá sống được trong nhiều ngày. Cần kiểm tra thay nước định kỳ. Nên vệ sinh lớp xốp thường xuyên bằng nước sạch, không dùng xà phòng hay chất tẩy rửa.
Thiết bị sục khí tạo ôxy: Là dụng cụ thiết yếu để giảm tỉ lệ cá chết và giữ cho cá con luôn tươi tắn, sinh động.
Các loại sục khí phổ thông sử dụng pin kích thước từ AA-D và có ghim kẹp để gắn các ống dẫn vào thùng trữ cá.
Kỹ thuật móc lưỡi: Khi gắn lưỡi câu vào cơ thể cá phải khéo léo sao cho cá bơi lội trong nước thật tự nhiên mới có thể thu hút được cá săn mồi.
Chia Sẻ Bí Quyết Móc Lưỡi Vào Cá Mồi
Móc lưỡi từ môi dưới của cá thông lên môi trên, đầu lưỡi hướng về phía trước. Cách móc này giúp cá bơi tự nhiên khi bơi về phía trước.
Cách móc lưỡi qua môi cá cũng làm cho nước chảy vào trong mang cá khiến cá dễ chết. Hãy kiểm tra cá mồi thường xuyên. Kiểu móc lưỡi này cũng giúp giữ mồi rất tốt.
Móc lưỡi câu qua vây lưng cá, cẩn thận khi xuyên lưỡi qua da và không được đâm vào cột sống của cá. Sử dụng phương pháp này sẽ giúp cá mồi sống một thời gian dài.
Móc lưỡi vào đuôi cá. Làm thẻo câu với chì nhỏ tròn (split shot). Ném mồi nhẹ nhàng cho mồi chìm xuống và con cá mồi sẽ bơi lội tự do.