Một Số Thông Tin Kỳ Lạ Về Loài Cá Bơn Đặc Biệt Tại Đại Tây Dương
Cá bơn hay cá thờn bơn là một họ Soleidae trong số các loài cá thân bẹt tìm thấy ở cả đại dương và các vùng nước ngọt, thức ăn của chúng là các loài động vật giáp xác nhỏ và các loài động vật không xương sống khác.
Họ này có trên 100 loài các loài này là các động vật ăn ở tầng nước đáy và là các động vật ăn thịt.
Các đặc điểm phân biệt của cá bơn là thân bẹt hình trái xoan với các mắt tạo cặp trên cùng một bên, điều này làm cho chúng trở thành ngoại lệ của quy tắc đối xứng hai bên, mặc dù các mắt của chúng là nằm ở các bên khác nhau trong giai đoạn đầu của sự phát triển.
Cá bơn đã thích nghi để sống ở dưới đáy biển với các mắt của chúng hướng lên trên còn bên không có mắt thì hướng xuống dưới.
Thông thường chúng được che phủ trong bùn, điều này cùng với màu sẫm của chúng làm cho chúng không dễ bị phát hiện. Khi cần thiết, cá bơn có thể thay đổi màu để phù hợp với môi trường.
Mục Lục Bài Viết
Tìm Hiểu Cá Bơn Đại Tây Dương
Cá bơn Đại Tây Dương họ Scophthalmidae là một nhóm gồm 9 loài cá sống ở các vùng biển hay nước lợ. Tên khoa học của nó xuất phát từ tiếng Hy Lạp, với skopein có nghĩa là nhìn và ophthalmos nghĩa là mắt. Các loài này tìm thấy ở Đại Tây Dương, biển Baltic, Địa Trung Hải và biển Đen.
Các Loại Cá Bơn Mỹ
Cá bơn Mỹ tên khoa học Achiridae, là họ của các loài cá thân bẹt sinh sống cả trong môi trường nước ngọt và nước mặn của khu vực châu Mỹ. Họ này bao gồm khoảng 28 loài trong 9 chi.
Các loài này tương tự và có quan hệ họ hàng gần với cá bơn họ Soleidae, và đã từng được phân loại như là một phân họ của họ đó, nhưng các loài cá bơn Mỹ có một số các đặc trưng phân biệt.
Mắt của chúng ở bên phải, và môi dưới của bên có mắt có gờ nhiều thịt đặc trưng. Vây lưng và vây hậu môn thông thường tách bạch với vây đuôi vây ngực nhỏ hoặc không tồn tại.
Tại Sao Hai Mắt Cá Thờn Bơn Cùng Mọc Ở Một Bên?
Thờn bơn có tướng mạo kỳ quái so với các loại cá thông thường: mắt của nó không nằm đối xứng ở hai đầu, mà mọc ở cùng một phía của cơ thể. Thêm vào đó thân của nó rất dẹt, hai bên cũng không đối xứng, do vậy trước kia có người ngộ nhận rằng đây là hai con sống dính chặt vào nhau.
Thực ra, cá thờn bơn giống như các loại cá khác đều là sống một mình. Còn hiện tượng hai mắt mọc cùng một bên là kết quả của quá trình thích nghi lâu dài với môi trường.
Khi trứng thờn bơn nở thành cá nhỏ, hai mắt vẫn mọc đối xứng ở hai bên đầu. Lúc đó nó khá sôi nổi, luôn muốn nổi lên mặt nước để chơi đùa.
Tuy nhiên, sau khoảng 20 ngày, thân dài đến 1 cm, do các bộ phận cơ thể phát triển không cân bằng, khi bơi cũng dần nghiêng thân sang một bên, vậy là nó bắt đầu nằm nghiêng và sống hẳn ở đáy biển.
Đồng thời, với mắt phía dưới, do sợi dây mềm dưới mắt không ngừng căng lên, làm cho mắt chuyển động về phía trên, qua sống lưng tới vị trí song song với con mắt vốn có ở đó. Khi đã đến chỗ thích hợp, mắt không di chuyển nữa mà cố định lại.
Do thờn bơn sống thời gian dài dưới đáy biển, hai mắt hoàn toàn ở phía trên, rất có lợi cho nó phát hiện ra kẻ địch và bắt mồi. Ngoài đôi mắt lạ lùng, màu sắc da thờn bơn cũng thay đổi rất đặc biệt.
Ở phần thân dưới, do hướng xuống đáy biển trong thời gian dài nên sắc tố cũng tương đối nhạt, còn phần trên có màu nâu, gần với màu của đất dưới đáy biển, nên vừa tránh được tầm mắt của kẻ địch, vừa có thể kiếm được thức ăn một cách thuận tiện.
Cá thờn bơn có rất nhiều loại, trong đó có 4 loại lớn. Hai loại có đuôi, nếu hai mắt nằm bên trái cơ thể gọi là cá bình, nằm bên phải gọi là cá bơn, hai loại khác không có đuôi.
Vây đuôi và vây lưng liền thành một mảng, bề ngoài giống như cái lưỡi. Ở nhóm này, nếu mắt đều nằm ở bên trái thân gọi là cá tháp hình lưỡi, nằm ở bên phải gọi là cá tháp.