cá chẽm

Những Điều Mà Ai Cũng Nên Biết Về Cá Chẽm

4.9/5 - (9 bình chọn)

Cá chẽm biển hay cá vược trắng là một loài cá thuộc về phân họ Cá chẽm, là loài có giá trị kinh tế cao bởi nguồn dinh dưỡng mà cá vược mang lại vượt trội hơn hẳn so với nhiều loại cá khác.

Nơi Sinh Sống Của Cá Chẽm

Nơi Sinh Sống Của Cá Chẽm

Khu vực sinh sống bản địa của nó là vùng bắc và đông Australia tới eo biển Torres và New Guinea nhưng hiện nay đã được nuôi tại nhiều nơi trên thế giới như Australia, Malaysia, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và Hà Lan.

Đặc Điểm Nhận Dạng Cá Chẽm

Đặc Điểm Nhận Dạng Cá Chẽm

Cá chẽm biển còn gọi là cá vược trắng có thân hình thoi, dẹt bên. Chiều dài thân bằng 2,7 – 3,6 lần chiều cao, có thể tới 1,8 m nhưng thông thường chỉ 19 – 25 cm. Đầu to, mõm nhọn, chiều dài hàm trên kéo dài đến ngang giữa mắt.

Hai vây lưng liền nhau, giữa lõm. Vây đuôi tròn lồi. Thân màu xám, bụng trắng bạc. Chúng thường sống trong các hang đá hoặc vùng đáy có cỏ biển. Chúng cũng thích nghi với đáy rạn san hô. Loài cá này cũng có phân bố ở vùng nước lợ.

Môi Trường Sinh Sống Của Cá Chẽm

Môi Trường Sinh Sống Của Cá Chẽm

Cá chẽm còn gọi là cá vược. Chúng thường sống trong các hang đá hoặc vùng đáy có cỏ biển. Chúng cũng thích nghi với đáy rạn san hô. Loài cá này cũng có phân bố ở vùng nước lợ.

Chúng thuộc loài cá dữ điển hình ở cửa sông, chúng có số lượng đông trong các kênh rạch, đầm phá và nhất là trong các đầm nuôi tôm. Trong môi trường tự nhiên, loài này đẻ trứng quanh năm nhưng mùa sinh sản chủ yếu vào tầm tháng 4, tháng 5.

Là loài cá sinh trưởng và phát triển nhanh, cá vược thường đạt bình quân từ 3 – 5 kg sau 2-3 năm chăm sóc. Không chỉ có ưu điểm vượt trội về tốc độ tăng trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao, cá vược còn là một trong những loài có giá trị kinh tế cao, được thị trường tiêu dùng ưa chuộng.

Cá Chẽm Nuôi

Cá Chẽm Nuôi

Một số nơi ở Việt Nam đã nuôi thành công cá vược thương phẩm. Với số lượng 5.000 con, cỡ 7– 8 cm/con, sau 9 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng bình quân 0,9 kg/con, tỷ lệ sống đạt 71%.

Cá ít bị dịch bệnh, dễ thích nghi với môi trường sống và có thể nuôi ở cả khu vực ao đầm nước ngọt, mặn hoặc lợ.

Nhiều người đã nuôi cá vược bằng lồng trên đầm phá, đạt hiệu quả kinh tế khá tốt. Mô hình nuôi cá vược theo hình thức quảng canh, lợi nhuận thu được từ cá vược thường cao gấp 5-6 lần so với một số loại cá khác như cá mè, cá chép, cá trắm.

Trung bình mỗi kg cá vược nuôi có giá từ 180.000 đến 200.000 đồng. Còn cá vược bắt được trong tự nhiên giá bán cao hơn từ 30 đến 50% so với giá cá vược nuôi.

Cá vược biển trắng là mặt hàng đặc sản. Thịt cá vược thơm ngon và rất lành, giàu omega 3 tự nhiên, chứa nhiều axit béo, protein, phốt pho, sắt, vitamin B, không xương dăm, xương ngang, không một loài cá nào sánh bằng.

Cá vược biển hầu như không chứa thủy ngân nên rất phù hợp cho trẻ em và phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.

Cá vược được dùng làm nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn ngon như: Cá vược hấp bia ăn kèm với bánh đa nem gói chấm mắm chua cay, Lẩu cá vược, Cá vược hấp, Cá vược nướng, Cá vược ướp riềng mẻ nướng than, Cá vược nướng bơ chanh; Cá vược chiên sốt hoa quả; Cá vược hấp xì đầu; Cá vước chiên sốt gừng tỏi cực kỳ hấp dẫn.

cá ngựa
Khám Phá Môi Trường Sống Của Cá Ngựa Có Gì Bí Ẩn
20 Tháng Mười Hai, 2020
sinh vật biển
Khám Phá Bí Mật Về Các Loài Sinh Vật Biển
20 Tháng Mười Hai, 2020
câu cá thu
Chia Sẻ Kinh Nghiệm Bí Quyết Câu Cá Thu Của Cần Thủ Các Nước
18 Tháng Mười Một, 2020

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *