cá ngựa

Khám Phá Môi Trường Sống Của Cá Ngựa Có Gì Bí Ẩn

4.9/5 - (24 bình chọn)

Cá ngựa là một loài sinh vật thật độc đáo của thế giới đại dương. Đầu và cổ chúng có hình dạng giống như loài ngựa nên chúng được gọi là cá ngựa hay hải mã.

Chúng còn có khả năng đổi màu cơ thể theo môi trường xung quanh, do đó những chú cá ngựa có màu sắc vô cùng đa dạng. Hãy cùng tìm hiểu những bí mật thú vị về loài sinh vật này nhé!

Cơ Thể Của Cá Ngựa Có Gì Bí Ẩn

Cơ Thể Của Cá Ngựa Có Gì Bí Ẩn

Bạn có biết cá ngựa không hề có vảy như chúng ta tưởng tượng, mà có xương sống ở bên ngoài cơ thể? Chúng cũng không có dạ dày và răng. Chính vì vậy, thức ăn đi vào hệ tiêu hóa của chúng rồi nhanh chóng đi ra.

Điều này lí giải vì sao cá ngựa ăn nhiều và ăn liên tục. Cá ngựa dùng mõm của nó hút sinh vật nhỏ và sinh vật phù du ở gần mình. Một số loài cá ngựa rất phàm ăn, chúng có thể ăn tới 3000 con tôm biển nhỏ mỗi ngày

Cá ngựa có thị lực rất tốt, mắt chúng có thể hoạt động độc lập với nhau, chẳng hạn một mắt nhìn đằng trước và một mắt nhìn đằng sau. Điều này rất hữu ích trong việc tìm kiếm thức ăn xung quanh cũng như quan sát các mối nguy hiểm.

Cá ngựa bơi khá tệ. Chúng di chuyển bằng cách đập một chiếc vây nhỏ trên lưng liên tục với tốc độ khoảng 35 cái/giây. Vây ngực nhỏ ở phía sau đầu có vai trò như bánh lái cho cá ngựa.

Chiếc đuôi của cá ngựa cũng rất đặc biệt. Nó có khả năng quấn quanh thực vật nhỏ để giữ cho cá ngựa không bị nước cuốn.

Sinh Trưởng Phát Triển Của Cá Ngựa

Sinh Trưởng Phát Triển Của Cá Ngựa

Thay vì con cái, cá ngựa đực mang phôi cá ngựa đang phát triển trong một cái túi giống như chuột túi. Trong mùa giao phối, con cái gửi trứng vào túi và con đực thụ tinh chúng.

Sau khoảng hai tuần phát triển, cá ngựa con được thả ra ngoài môi trường biển, sẵn sàng bơi ra và khám phá thế giới đại dương.

Quá trình cá ngựa mang thai

Quá trình cá ngựa mang thai

Trứng được thụ tinh sau khi được nhúng vào thành túi và được bao quanh bởi một mô xốp. Cá ngựa đực cung cấp trứng với prolactin, cùng loại hormone chịu trách nhiệm sản xuất sữa ở động vật có vú.

Các túi cung cấp oxy, cũng như một vườn ươm môi trường được kiểm soát. Mặc dù lòng đỏ trứng đóng góp dinh dưỡng cho phôi đang phát triển, những con cá ngựa đực đóng góp thêm các chất dinh dưỡng như lipit giàu năng lượng và canxi để cho phép chúng xây dựng hệ thống xương cho cá ngựa con, bằng cách tiết chúng vào túi ấp trứng được phôi hấp thụ.

Hơn nữa, nó cũng cung cấp bảo vệ miễn dịch, thẩm thấu, trao đổi khí và vận chuyển chất thải. Trứng sau đó nở trong túi, nơi điều chỉnh độ mặn của nước, điều này chuẩn bị cho cá ngựa con với cuộc sống ở biển. Trong suốt thời gian mang thai, trong hầu hết các loài cá ngựa cần từ hai đến bốn tuần.

Số lượng con cá ngựa sau khi sinh

Số lượng con cá ngựa sau khi sinh

Số lượng con non sau mỗi lần giao phối ở cá ngựa trung bình 100 – 1000 con ở hầu hết các loài cá ngựa, nhưng có thể thấp đến 5 con ở các loài nhỏ hơn, hoặc cao tới 2.500 con.

Khi con non đã sẵn sàng để được sinh ra, con đực trục xuất chúng với các cơn co thắt bụng. Cá ngựa đực thường sinh con vào ban đêm và sẵn sàng cho mẻ trứng tiếp theo vào buổi sáng khi người bạn đời của nó trở lại.

Giống như hầu hết các loài cá khác, cá ngựa không nuôi dưỡng con non sau khi sinh. Cá ngựa con dễ bị động vật ăn thịt hoặc dòng hải lưu cuốn trôi chúng khỏi nơi kiếm ăn hoặc nhiệt độ quá khắc nghiệt đối với cơ thể mỏng manh của chúng.

Ít hơn 0,5% cá ngựa con sống sót đến tuổi trưởng thành. Những tỷ lệ sống sót này thực sự khá cao so với các loài cá khác.

Môi Trường Sống Của Cá Ngựa

Môi Trường Sống Của Cá Ngựa

Cá ngựa có thể được tìm thấy ở hầu hết các vùng biển nhiệt đới và ôn đới trên thế giới. Tuy nhiên cá ngựa sinh sống nhiều nhất ở khu vực biển Đông Nam Á, Nam Phi và kênh đào Panama, đặc biệt ở các thảm cỏ biển, các rạn san hô, và rừng ngập mặn. Hiện nay trên thế giới đã tìm thấy 54 loài cá ngựa.

Riêng ở Việt Nam có bốn loài cá ngựa phân bố trên khắp các vùng biển từ Bắc tới Nam.

  • Cá ngựa gai: ở vịnh Bắc Bộ, Đà Nẵng đến Bà Rịa- Vũng Tàu, Kiên Giang.
  • Cá ngựa nhật: ở vịnh Bắc Bộ, Khánh Hòa, Bình Thuận.
  • Cá ngựa đen: ở vịnh Bắc Bộ, Nam Trung Bộ (từ Đà Nẵng đến Bà Rịa- Vũng Tàu), Kiên Giang, Phú Quốc.
  • Cá ngựa chấm: ở vịnh Bắc Bộ, Nam Trung Bộ (từ Đà Nẵng đến Bình Thuận).

Tình Trạng Của Hệ Sinh Thái Cá Ngựa

Tình Trạng Của Hệ Sinh Thái Cá Ngựa

Hiện nay, cá ngựa được xếp vào danh sách động vật sắp nguy cấp trong Sách đỏ thế giới và nghiêm cấm việc buôn bán, trao đổi cá ngựa theo Công ước Quốc tế vè buôn bán các loài động thực vật hoang dã nguy cấp CITES. Ở Việt Nam, người ta cũng quan sát thấy lượng cá ngựa giảm đi đáng kể.

Tại Sao Cá Ngựa Ngày Càng Ít Đi

Tại Sao Cá Ngựa Ngày Càng Ít Đi

Cá ngựa bị săn bắt và trao đổi mua bán ở nhiều nơi. Nhiều phương thuốc truyền thống từ Trung Quốc và Việt Nam sử dụng cá ngựa để chữa các bệnh xương khớp và sinh lí.

Cá ngựa còn bị săn lùng và đưa vào nuôi trong các bể cá cảnh. Tại đây, chúng chỉ có thể tồn tại khoảng 6 tuần rồi sau đó bị chết rất nhanh chóng.

Bên cạnh đó so với các loài sinh vật biển khác, cá ngựa còn rất dễ bị tổn thương bởi các chất gây ô nhiễm hay bị gián đoạn nguồn thức ăn.

Chính khả năng bơi lội giới hạn của cá ngựa khiến cho chúng không có khả ăng thoát ra khỏi khu vực ô nhiễm một cách nhanh chóng.

Cá ngựa cũng đang mất dần môi trường sống. Rạn san hô, thảm cỏ biển và đầm lầy ngập mặn là những nơi mà cá ngựa thường trú ngụ.

Những môi trường sống này đang dần bị phá hủy bởi ô nhiễm, các hoạt động khai phá và biến đổi khí hậu. Các quần thể cá ngựa dễ dàng bị phân mảnh và đối mặt với nguy cơ biến mất.

sinh vật biển
Khám Phá Bí Mật Về Các Loài Sinh Vật Biển
20 Tháng mười hai, 2020
cá trạng nguyên
Điều Gì Khiến Cá Trạng Nguyên Được Nhiều Đại Gia Săn Tìm
20 Tháng mười hai, 2020
cá chình
Bí Ẩn Tại Sao Cá Chình Có Môi Trường Sống Đặc Biệt Vậy
20 Tháng mười hai, 2020

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *