mồi câu cá diếc

Đây Là Một Phước Pháp Giúp Bạn Làm Mồi Câu Cá Diếc Thành Công

4.5/5 - (4 bình chọn)

Câu cá là bộ môn giải trí lành mạnh, trong đó có câu cá diếc là thú vui của dân đi câu, vì câu được cá diếc cần tốn nhiều công sức. Cá diếc hầu như luôn có mặt trong vùng sông nước của Việt Nam.

Có thể nói là cá diếc là loài cá rất nhiều người yêu thích vì có thể chế biến chúng thành những món ăn ngon mà vô cùng dân dã.

Để câu cá diếc, chúng ta có thể bật mí một vài bí quyết làm mồi câu cá diếc đơn giản nhất để đi câu thuận lợi hơn cùng với Vua Câu Cá nhé!

Hướng Dẫn Bài Mồi Câu Cá Diếc

Cá diếc có thói quen ăn mồi gần giống cá chép. Để câu cá diếc hiệu quả và đơn giản, mồi câu cá diếc cũng cần phải hấp dẫn. Trộn thính làm mồi câu bạn có thể dùng những nguyên liệu sau:

  • Cám xay
  • Rang vàng
  • Trộn với đất tại chỗ câu

Trộn tất cả lại với nhau, thêm một ít mè làm tăng mùi thơm, trộn cho đến khi hỗn hợp sánh đều và có mùi thơm rang là được.

Cá diếc dễ bị hấp dẫn bởi các mùi thơm của con mồi và chúng có thể táp bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó, mồi câu cho cá diếc thường được sử dụng chính là trùng đỏ hay còn gọi là giun đỏ.

Chia sẻ công thức làm thính câu ca diếc

dùng cám xay xát gạo, rang vàng, trộn với đất lấy ngay tại điểm câu. Cám xay xát là cái vỏ trấu người ta xoay nhuyễn ra.

Sau đó trôn với dung dịch say mồi hơn Quyền Râu nên trộn trước 2h để cám được lên men, sẽ hiệu quả hơn rất nhiều Thường thì dưới quê để dành để rải xuống cho cá ăn.

Bài mồi câu truyền thống mà vua câu cá hay dùng đi câu ở quê nhất hôm nay sẻ được tiết lộ nhé, nguyên liệu chuẩn bị làm mồi câu sau đây.

  • khoang lang luộc
  • đỗ xanh
  • Bột ngô
  • Bột cám gạo rang
  • Thuốc bắc
  • Chuối chín
  • Trứng vịt

Để bắt đầu làm mồi bạn dùng nước nóng trần qua với đỗ xanh, sau đó đổ khoang lang luộc và bột ngô vào chung, lưu ý bột ngô rang sơ qua rồi nghiền thành bột. Trộn đều tiếp đó đổ bột cám gạo và đảo cho đều lên.

Bước cuối cùng trộn thuốc bắc cùng trứng gà và chuối chín vào những nguyên liệu trên, nói về thuốc bắc bạn cứ ra tiệm thuốc bắc bán cho một gói thuốc bổ, mang về bỏ vào cối say nhuyễn ra là được, nhớ là trộn mồi cho dẻo lên để vê vào lười câu cho rễ nhé.

Kỹ Thuật Câu Cá Diếc

Hầu như những người từng câu cá diếc đều thuộc lòng kiểu ăn mồi của loài cá này. Chiếc phao lông gà dài chừng hai đốt ngón tay và nhỏ, rất nhạy hầu như hoàn toàn chìm dưới nước, lập là lập lờ.

Ban đầu phao hơi nhún nhún, rồi nhún thêm một chút, sau đó bỗng bềnh lên nổi ngang trên mặt nước.

Búng nhẹ, cảm nhận con cá diếc dũi dũi dưới làn nước, nhấc cần một chú diếc giãy giãy treo tòng teng trên không trung, những cái vảy trắng lấp lóa, niềm vui nho nhỏ mà hân hoan khó tả.

Nhàn nhã, nhẹ nhàng, không ồn ào và mất sức, đó là cảm nhận chung về cái thú câu cá diếc, và cũng là lý do mà những người già yêu thích nó.

Trong những lúc như thế, họ sẽ rủ rỉ rù rì kể lại những kỷ niệm ấu thơ xa lắc xa lơ, khi họ còn là những cậu bé chốn làng quê xa xôi nào đó.

Cách Câu Cá Diếc:

Tìm các ao hồ hoang, các đoạn sông, ngòi có cá, chọn điểm câu, điểm câu tốt nhất là cạnh các mảng bèo, hoặc các khoảng trống rộng giữa ao bèo cái. Thả thính sau 15 phút ta bắt đầu câu.

Móc giun đỏ thừa ra mũi lưỡi câu khoảng 1cm, thả xuống ổ thính, khi mồi vừa chạm đáy ta nhấc lên khoảng 2 – 3 cm để khoảng 2 giây sau đó lại thả xuống như cũ, chờ 10 giây, sau đó ta lại lặp lại chu kỳ như trên liên tục.

Khi cá cắn câu phao nháy nhanh, khi nào phao bềnh lên mặt nước ta bung nhẹ đầu cần, chú diếc lượn đi lượn lại vài vòng sau đó mới chịu thúc thủ, nhấc cá lên cho vào lồng đựng cá, nhớ để cá sâu trong nước nhưng cũng phải có khoảng trống ở trong lồng đựng cá cho chúng thở.

Cá diếc là loại phàm ăn và đi ăn theo đàn, có khi ta câu 1 buổi là hết nguyên cả đàn luôn. Chú ý: môi cá diếc rất mỏng, vì vậy chúng ta không được giật cần mạnh, nếu như vậy chúng ta chỉ được có vành môi cá diếc mang về thôi.

Nếu ao hồ có nhiều cả diếc, chúng ta câu có thể được 2 – 3 kg một buổi câu. Thịt cá diếc rất ngon và bổ, ông cha ta xưa dùng cá diếc làm các bài thuốc chữa bệnh rất hay và bồi bổ cơ thể.

Trứng cá diếc là loại chứng cá nước ngọt ngon nhất, vị của chúng rất bùi, ngậy, thơm, không bứ.

Mùa Câu Cá Diếc

Mình xin bổ xung thêm một chút Mùa cá diếc đẻ cùng mùa với cá chép-tháng 3 âm lịch, mùa câu diếc thường từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch.

Mùa này cá chỉ tầm 2-3 ngón tay thôi nhưng sang tháng 7 cá to hơn, con to thì 3 con nặng 1kg.

Có 2 loại diếc đó là diếc mắt đỏ và diếc mắt trắng. Một loại đã lai cá chép còn 1 loại thuần chủng.

Đây là loài cá ham mồi ăn theo đàn, rất dạn, ăn mồi xong không chạy mà bềnh phao nên rất dễ câu, có thể câu 2-3 cần 1 lúc được.

Hay câu 2 cần, cứ thả thính xong pha 1 ấm chè, hút điếu thuốc khi thấy tăm cá lăn tăn nhỏ, đều là triển khai.

Câu cá này dùng loại cước nhỏ cước tơ, chì lá, phao lông ngan. Căn phao sao cho có mồi thì chìm vừa chạm đáy phao dựng thẳng hơi nhô đốc phao lên khỏi mặt nước là được, khi hết mồi thì phao phải nổi vì loại cá này ăn rất nhẹ mà.

Khi giật cá chỉ giật “búng” tức là giật khi có cảm giác “đóng” là thôi chỉ kéo cá lên, giật như thế mới có cảm giác phê khi cá chạy mà không bị mất cá, môi cá mỏng giật mạnh thì cá chia cho cần thủ cái môi mà thôi.

Câu cá diếc đòi hỏi phải giật đúng cách, đoán biết địa hình nơi đáy sông, hồ, dòng chảy, hướng gió, cần câu phải mềm và đặc biệt là khi câu nơi dòng nước chảy mạnh thì phải để ý phao thật tốt nhưng công tác chuẩn bị mồi không cầu kỳ dễ kiếm, cần, cước, lưỡi không cần tốt lắm, câu ở sông hồ tự nhiên

cá Atstrakhan
Những Điều Thú Vị Về Loài Cá Astrakhan Của Nga Chưa Từng Tiết Lộ
13 Tháng Mười Hai, 2020
cá killi
3 Bí Mật Về Cá killi Mà Thế Giới không Muốn Cho Bạn Biết
20 Tháng Mười Hai, 2020
cá leo
Một Chuyến Về Miền Tây Sông Nước Đi Săn Cá Bắt Cá Leo
11 Tháng Mười Hai, 2020

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *