hồ thủy sinh

6 Kiến Thức Cần Thiết Cho Người Mới Chơi Thủy Sinh

4.7/5 - (7 bình chọn)

Hiện nay, việc tự làm một hồ thủy sinh đã đơn giản hơn rất nhiều đối với bất cứ ai. Kiến thức được chia sẻ trên internet hoàn toàn miễn phí, phụ kiện đa dạng, nguồn và giống cây trồng phong phú, phục vụ cho nhiều nhu cầu khác nhau của người chơi.

Tuy nhiên vẫn có những lỗi thuộc dạng cơ bản mà người chơi rất hay mắc phải, cho dù nguyên nhân do chủ quan hay khách quan thì đây cũng là những lỗi rất đáng tiếc, đôi khi làm “thui chột” cả một niềm đam mê.

Lựa Chọn Phụ Kiện Thủy Sinh

1. Lỗi Lựa Chọn Phụ Kiện Thủy Sinh

Phụ kiện thủy sinh ngày nay đã rất đa dạng về mẫu mã, tính năng và giá cả so với 5, 6 năm về trước. Điều này giúp mọi người tiếp cận với thủy sinh dễ dàng hơn, tuy nhiên nó cũng mang lại một số bất cập trong vấn đề lựa chọn.

Nói đơn giản là bạn lựa chọn phụ kiện không phù hợp với hồ của mình dẫn tới tốn kém về kinh phí vốn được đầu tư khá dè dặt vì bạn là người mới.

Ví dụ như khi bắt tay vào xây dựng một hồ thủy sinh, nhiều bạn sẽ lựa chọn mua hồ cá đúc đồng bộ đang được bán rất nhiều trên thị trường, lý do lựa chọn là giá thành rẻ, kích thước gọn gàng, đầy đủ cả 3 thành phần đèn, lọc và hồ.

Tuy nhiên khi đi vào sử dụng bạn nhận thấy hồ dễ xước khi thao tác, đèn không đủ sáng, lọc đôi khi là quá mạnh, khoang lọc quá bé, nhưng lúc này thì đã muộn.

Đành phải thanh lý để mua hồ kính riêng, lọc riêng, đèn riêng, không còn đồng bộ nữa.

Ví dụ thứ hai là mua đèn. Bạn đầu tư vào dàn đèn led đắt tiền, kiểu dáng hiện đại, công suất lớn và “phù hợp với mọi loại cây trồng” như nhà sản xuất quảng cáo, dù gì thì cũng tiền nào của nấy.

Nhưng khi sử dụng cây đèn tâm đắc cho hồ và được mọi người tư vấn rằng “đèn không đủ sáng rồi” hay “đèn này có bước sóng không phù hợp”, “nhiệt độ màu của đèn không chuẩn”.

Lúc ấy bạn sẽ thấy rất thất vọng. Lời khuyên Vua Câu Cá đưa ra là hãy tìm hiểu về phụ kiện mà mình cần mua, tham khảo những người đã dùng nó, tham khảo những hồ có cùng kích thước, thể tích xem họ dùng phụ kiện gì, tại sao? Đừng vội tin lời nhà sản xuất hay ham rẻ mà bất đắc dĩ phải “đóng ngu phí” hoặc “làm chuột bạch”.

Trồng Cây Thủy Sinh

2. Lỗi Trồng Cây Thủy Sinh

Nguyên tắc cơ bản nhất trong các nguyên tắc trồng cây thủy sinh là cây thấp trồng phía trước, cây cao trồng phía sau, trừ khi bạn cố tình làm khác đi vì mục đích riêng.

Vua Câu Cá thấy nhiều hồ trồng cây rất “ngẫu hứng”, sau khi được nghe ý kiến tham khảo xong ta lại phải nhổ cây cắm lại, như vậy cây vừa bị sốc lần một chuyển từ chậu vào hồ, lại dính tiếp cú sốc lần hai nhổ lên cắm lại.

Qua lần sàng lọc này, những cây không thích nghi kịp sẽ đội nón ra đi hoặc èo uột, thiếu sức sống, người chủ hồ trước tình cảnh này đôi khi mất kiên nhẫn, dẹp hết mớ cây cũ, mua cây mới về cắm, vậy là lại “tốn ngu phí” chỉ vì chủ quan không tìm hiểu trước hoặc quá nóng vội.

Cộng đồng mạng về thủy sinh phát triển, ngày càng có nhiều người chơi và chia sẻ cây với nhau, bạn làm nền hồ, sắp xếp bố cục thật đẹp rồi mỗi ngày bạn xin được một mớ cây và bổ sung dần vào cho đến khi hoàn thành hồ.

Hân hoan chưa được bao lâu thì rêu hại kéo đến mỗi lúc một đông trong khi bạn mới cắm được vài lượt cây đầu tiên. Đó là sai lầm thứ hai của bạn về vấn đề trồng cây.

Hãy thử tưởng tượng phòng ăn mới có 2 người nhưng bạn đã dọn sẵn 10 suất ăn, cho đến người thứ 4 xuất hiện thì 6 suất ăn còn lại đã ôi thiu mất rồi!

Trồng cây quá thưa. Đừng làm vậy, hãy trồng thật dày cây để định hình không gian sống của từng loại cây ngay từ đầu. Về sau cây của bạn sẽ lên mau rậm hơn, mau thành khóm, cụm hơn. Hồ của bạn mau đi vào ổn định hơn.

Lý do là thời gian đầu của hồ dinh dưỡng trong nước và nền rất dồi dào, nếu cây quá thưa thớt so với khối lượng dinh dưỡng nền tất sẽ làm nảy sinh rêu hại.

Mặt khác, các loại cắt cắm trồng thưa thân sẽ không mọc thẳng mà có xu hướng “bò” ra không gian trống xung quanh.

Lời khuyên với những bạn mắc lỗi thứ 2 này là hãy cố gắng chuẩn bị cây cối thật đầy đủ và cắm vào hồ cùng một lượt.

Bố Cục Khi Chơi Thủy Sinh

3. Lỗi Bố Cục Khi Chơi Thủy Sinh

Vua Câu Cá đã từng khuyên các bạn rằng: Người mới chơi thì không cần quan tâm tới bố cục. Đúng vậy, tuy nhiên chúng ta cũng nên tuân theo hai nguyên tắc cơ bản nhất về bố cục để hồ thủy sinh của chúng ta có cơ hội đẹp hơn trong mắt nhiều người ngay từ lần đầu trình làng.

Tỷ lệ vàng. Những hồ thủy sinh đẹp luôn đi theo tỷ lệ này. Để đơn giản hóa vấn đề, ta chia chiều dài hồ thành 3 phần ước lệ, hãy sắp xếp điểm nhấn của bố cục vào ranh giới giữa phần 1 và phần 2 hoặc ranh giới phần 2 và phần 3.

Đó là tỷ lệ vàng, là điểm vàng của hồ thủy sinh. Điểm vàng sẽ giúp bạn giành điểm trong các cuộc thi, là điểm mốc đầu tiên để bạn hình dung về bố cục hồ mà bạn sẽ làm.

Đến một trình độ nào đó bạn sẽ phá vỡ tỷ lệ này mà vẫn tạo ra được một bố cục hồ thủy đẹp trong mắt tất cả mọi người.

Con số tự nhiên. Khi trình bày bố cục đá, hãy cố gắng sử dụng số lượng các khối đá là số lẻ, điều này sẽ làm bố cục đá của bạn trông tự nhiên hơn.

Bên cạnh đó hãy chú ý tới vân, thớ của đá, nếu các vân, thớ này không sắp xếp song song với nhau theo cùng hướng sẽ tạo ra sự lộn xộn trong bố cục, mất đi vẻ tự nhiên mà bạn đang cố gắng tái hiện.

Đến phần này chắc chắn nhiều bạn sẽ hiểu vì sao hồ của mình làm rất tâm huyết nhưng lại chỉ mỗi mình thấy nó.

Rêu Hại Trong Hồ Thủy Sinh

4. Vấn Đề Rêu Hại Trong Hồ Thủy Sinh

Rêu hại cũng như cỏ dại trong luống rau xanh, bạn không thể diệt tận gốc. Không có hồ nào vắng mặt rêu hại, vẻ đẹp, vẻ khỏe mạnh của hồ được đánh giá ở chỗ ta hạn chế được nhiều hay ít sự tồn tại của rêu hại mà thôi.

Lỗi trồng cây phía trên sẽ làm nảy sinh rêu hại rất nhanh, vậy nên hạn chế lỗi này là ta sẽ hạn chế được rất nhiều rêu hại. Về vấn đề xử lý rêu hại Vua Câu Cá sẽ nói rõ hơn trong một bài viết khác.

Đừng vội nghĩ tới việc sử dụng hóa chất khi gặp rêu hại, nhiều khi bạn sẽ lâm vào cảnh “tiền mất tật mang” khi trong hồ có thêm nạn nhân của hóa chất ngoài các loại rêu hại.

Cái gì cũng có nguyên do của nó, xử lý được “gốc” chúng ta sẽ nhàn hạ hơn trong việc xử lý toàn bộ vấn đề.

Bên cạnh đó cũng không nên lật hồ khi không kiểm soát được rêu hại vì điều này không làm chúng ta có thêm kinh nghiệm xử lý rêu hại.

Vua Câu Cá khuyên bạn nên kiểm soát tốt và cân bằng 3 yếu tố dinh dưỡng, ánh sáng và CO2. Đây chính là điều kiện tiên quyết để chúng ta đối mặt với rêu.

cá trong hồ thủy sinh

5. Cá Trong Hồ Thủy Sinh

Hồ thủy sinh vốn là một không gian nhỏ bé mô tả lại một hệ sinh thái. Hệ sinh thái nhỏ chỉ phù hợp với những loại cá nhỏ, không nên thả cá lớn, nó sẽ làm mất cân đối hồ và gây ra hậu quả nếu bạn không hiểu một chút về tập tính của loại cá mình sẽ thả.

Nhiều người hay tiếc một số loại cá khi nâng cấp từ hồ cá cảnh lên hồ thủy sinh. Những loại cá từ hồ cũ không phù hợp với hồ mới do những tập tính như đào nền, cắn phá cây, tấn công cá khác, tranh giành lãnh thổ.

Để có một hồ thủy sinh đẹp thì chúng ta cũng nên biết hy sinh một chút ở khía cạnh nào đó. Các bạn có thể tham khảo thêm mục động vật thủy sinh để tìm hiểu về những loài cá, tép, ốc phù hợp với môi trường hồ thủy sinh.

Dinh Dưỡng Cho Hồ Thủy Sinh

6. Dinh Dưỡng Cho Hồ Thủy Sinh

Đây có lẽ là vấn đề nhiều bạn hay mắc lỗi nhất cũng bởi dinh dưỡng cho hồ là điểm mấu chốt để tạo nên một hồ thủy sinh bền, đẹp. Không nên trộn các loại nền hồ thủy sinh khác thương hiệu với nhau.

Đơn giản vì mỗi loại nền có một công thức dinh dưỡng khác nhau, trộn với nhau tất sẽ gây thừa một số chất này lại thiếu một số chất khác.

Chỉ nên trộn nếu bạn nắm rõ đặc tính ưu, nhược của từng loại nền và có khả năng kiểm soát các vấn đề phát sinh.

Nếu không muốn giải quyết một số vấn đề khó chịu “không biết từ đâu mọc ra” và đã có định hướng xây dựng hồ rõ ràng thì Vua Câu Cá khuyên bạn chỉ nên sử dụng một loại nền.

Một số bạn hay “tý toáy” nhổ cây lên, cắm cây xuống thì không nên chơi nền trộn bởi nếu không khéo sẽ làm lớp dinh dưỡng bên dưới bị tung lên, hòa vào nước gây đục và nạn rêu hại hoành hành.

Nền trộn dễ làm đục nước nhưng dinh dưỡng dồi dào, nhả nhanh; nền công nghiệp dinh dưỡng ít hơn, nhả chậm hơn nhưng hầu như không làm đục nước, ít nhiều góp phần ổn định độ pH cho hồ.

Khi châm dinh dưỡng nước cần nghe ngóng tình hình và điều chỉnh liều lượng phù hợp. Hướng dẫn của nhà sản xuất không áp dụng cho riêng một hồ nào cả.

Nhiều bạn châm dinh dưỡng đúng như nhà sản xuất hướng dẫn nhưng không phù hợp liều lượng hồ mình khiến cây không lớn căng hoặc phát sinh rêu hại, từ đó không còn tin tưởng vào thương hiệu, đó là một thiệt thòi cho chính các bạn.

Chia sẽ kinh nghiệm cho các bạn về phân nhét, trong hồ thủy sinh, khi nào nên dùng, cách tự chế và sử dụng phân nhét 1 cách đơn giản, rẻ tiền và hiệu quả nhất. 1. Phân Nhét Thủy Sinh Là Gì Phân nhét thường ở dạng thanh cứng giàu dinh dưỡng đa vi lượng và tan chậm nhằm mục đích cung cấp dinh dưỡng trực tiếp cho rễ cây, và có tan ra trong nước. Những loại phân nhét của nhiều công ty thủy sinh nổi tiếng bao gồm Seachem Root tab "đa vi lượng", ADA Bottom Plus "Nitrogen và sắt", ADA multi bottom "vi lượng", ADA Iron bottom "sắt và vi lượng". Tuy nhiên giá của những loại phân nhét này tương đối cao. 2. Khi Nào Nên Dùng Phân Nhét Dành cho các hồ đã cạn dinh dưỡng nhưng không muốn lật đổi bộ nền mới. Dành cho các hồ chuyên trồng những loại cây hút dinh dưỡng chủ yếu qua bộ rễ như họ tiêu thảo, dùi trống, trầu iwagu, sao nhỏ, huyết tâm lan… Hồ nền trơ, muốn cung cấp dinh dưỡng thêm cho bộ rễ cây ngoài lượng dinh dưỡng cung cấp qua phân nước. Dành cho các bạn muốn kích cây phát triển nhanh hơn bằng cách vừa dùng phân nước, vừa cung cấp dinh dưỡng qua rễ. 3. Cách Tự Chế Phân Nhét Rẻ Tiền Hiệu Quả Cách dùng phân tan chậm hữu cơ oscomote của Mỹ không còn là mới, người chơi thủy sinh thế giới đã dùng nhiều năm nay nhưng ở VN thì vẫn chưa thông dụng lắm. Các bạn cần mua Phân tan chậm oscomote của Mỹ, loại 14 14 14 (NPK) dành cho các bạn chưa có kinh nghiệm kiểm soát dinh dưỡng vì nó an toàn, và loại oscomote plus 15-9-12 TE, loại này tỉ lệ NPK tốt nhưng có thêm vi lượng nồng độ tương đối cao nên cần người chơi có kinh nghiệm quản lý nước để tránh tình trạng ngộ độc cây. Cả 2 loại này các bạn có thể mua dễ dàng ở shoppe, sendo hoặc ở tiệm bán cây cảnh, hoa lan, 1 kg cỡ 100-120k nhưng các bạn chỉ cần mua 100 200gram là dùng rất lâu rồi. Nhíp cắm cây Vỏ nang thuốc tây rỗng dùng để cho oscomote vào rồi nhét xuống nền, các bạn xem hình nhé. Giá cỡ 30k cho 100 viên, hoặc 70k cho 500 viên. Tổng chi phí cỡ 70-100k mà có thể dùng vài tháng đến cả năm Cách sử dụng Nếu siêng và muốn an toàn, bạn có thể dùng nhíp gắp 1-2 hạt oscomote này rồi cắm thẳng sâu xuống những gốc cây nào bạn muốn cung cấp thêm dinh dưỡng. 1-2 hạt là đủ rồi. Hoặc bạn có thể cho 5-6 hạt oscomote vào 1 viên nang sau đó cắm sâu xuông từng vị trí của hồ, mỗi vị trí cắm nên cách nhau 10-15cm, tùy hồ, nền yếu hay mạnh, loại cây mà các bạn tự canh chỉnh nhé. 4. Lưu Ý Và Khi Khuyên Khi Sử Dụng Phân Nhét Đa số ở VN, các loại oscomote các bạn mua được đều là loại tan hết dinh dưỡng trong 3-4 tháng, và trong môi trường nước thì nó còn nhanh hết dinh dưỡng hơn, cỡ 1-2 tháng. Nếu có thể tìm được loại tan chậm 8 tháng đến 1 năm thì tuyệt vời. Nên dùng loại Oscomote 14-14-14 vì nó chỉ có đa lượng NPK và không có khả năng gây độc và ít bùng phát rêu hại. Trước khi mua, nên kiểm tra bao bì và thông tin xem có phải oscomote hữu cơ của Mỹ và kiểm tra kĩ thông tin thành phần dinh dưỡng. Đừng quá lạm dụng oscomote nếu nền của bạn là nền còn giàu dinh dưỡng.
Kinh Nghiệm Sử Dụng Phân Nhét Cho Cây Thủy Sinh
17 Tháng mười hai, 2020
setup hồ thủy sinh
Chia Sẻ Cách Setup Hồ Thủy Sinh Của Bậc Thầy Amano Takashi
20 Tháng mười hai, 2020
ốc dọn bể
Ốc Dọn Bể Công Nhân Vệ Sinh Thủy Sinh Thầm Lặng Ít Ai Biết
17 Tháng mười hai, 2020

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *